Cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tác giả: Trần Thị Lệ Trân. Ngày đăng: 07-07-2017

Mỗi dịp hè đến, các chị, các mẹ lại bắt đầu lo khi bệnh tay chân miệng ở trẻ em bắt đầu bùng phát. Bệnh rất dễ lây lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì, uống thuốc nào cho khỏi bệnh là băn khoăn chung của rất nhiều bậc làm cha mẹ.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?                

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

 

Biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời.

 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 

Theo các chuyên gia y tế, bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh thường do siêu vi trùng đường ruột Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 gây ra. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Biểu hiện chính là sang thương da niêm dưới dạng bọng nước ở các vị trí đặc biệt như miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông và gối.

 

Cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ…Bệnh thường có những dấu hiệu khác nhau tùy vào từng giai đoạn cụ thể của bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da…
  • Nổi ban trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng thường gặp khi trẻ bị chân tay miệng. Trong 1-2 ngày khi phát bệnh, trẻ sẽ có những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.

 

 Cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em

  • Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.
  • Loét miệng: Khi các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây loét miệng. Những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, trên lưỡi và vòm miệng của trẻ khiến bé gặp khó khăn khi nuốt.

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

 

Nếu như cách đây khoảng 10 năm, bệnh tay chân miệng ở trẻ em vẫn còn là một loại "bệnh lạ" đối với người Việt Nam thì đến nay, căn bệnh này đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

 

Thực ra, cũng cần biết rằng số trẻ bị biến chứng nặng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số tử vong càng hiếm nên cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá. Chỉ cần hiểu biết đúng mực về căn bệnh này để phát hiện kịp thời và chăm sóc con đúng cách nếu chẳng may bé mắc bệnh.

Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại nhà

 

  • Thức ăn cho trẻ bị tay chân miệng cần chọn lựa sao cho mềm, mịn, mát lạnh nhằm tạo cảm giác dễ chịu khi thức ăn, thức uống đi ngang qua vết loét. Một số những thực phẩm có thể dùng cho trẻ là: cháo nhuyễn, súp hầm kỹ, bột dinh dưỡng, sữa, sữa chua, phô mai, bánh Flan, tàu hủ đường…
  • Nếu trẻ ăn kém, nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ thành nhiều lần hơn lúc bình thường để tránh tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Không gắng gượng ép trẻ ăn sẽ gây cho trẻ tâm lý sợ ăn.
  • Chú ý khi cho trẻ ăn, nên dùng loại thìa nhỏ, ko có cạnh sắc để tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi của bé gây cho bé đau đớn.
  • Tăng cường bổ sung Vitamin C cho bé thông qua rau xanh, nước hoa quả tươi mát.
  • Với trẻ còn đang bú mẹ vẫn tiếp tục cho bé bú không nên dừng và có thể cho bé bú nhiều lần.
  • Mỗi bữa ăn của trẻ nên cách nhau trong vòng 3-4 giờ.
  • Khi trẻ giảm bệnh chân tay miệng, nên dần dần tập cho trẻ quay về thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý với từng lứa tuổi, không nên cho bé ăn kiêng bất kỳ cái gì.

 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nên kiêng tắm không?

 

Nhiều cha mẹ thường kiêng cho trẻ tắm khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì việc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến những căn bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị tay chân miêng cần phải thực hiện việc giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để giúp trẻ mau lành bệnh. Vì vậy, cha mẹ đừng tránh việc tắm cho trẻ, mà hãy vệ sinh sạch sẽ cho trẻ ở những nơi kín gió và sử dụng xà phòng sát khuẩn.

         

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng những gì?

                                      

  • Cách ly trẻ: Cách ly trẻ để không lây lan bệnh cho những trẻ xung quanh, đồng thời, giữ vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh hạn chế khả năng lây truyền bệnh tạo ra ổ dịch.

 

Cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng những gì?

  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cứng và quá nóng: Cho trẻ ăn những thức ăn như bình thường nhưng làm lỏng, mềm thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn như cháo bột (kể cả trẻ lớn) vì thức ăn cứng làm trẻ đau rát miệng, thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.
  • Không cho trẻ dùng chung đồ chơi, đồ ăn: Điều cuối cùng cần tránh khi trẻ bị bệnh tay chân miệng là không cho trẻ ngậm đồ chơi hay núm vú cao su. Đồng thời, những thứ đồ chơi và muỗng, chén của bé phải rửa sạch mỗi ngày và không nên cho trẻ chơi chung, ăn chung với những trẻ khác.

Cùng chuyên mục

17

Các bé luôn trở nên nhạy cảm và trở bệnh với các sự thay đổi của thời tiết mang đến sự lo lắng cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 8, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 8 uy tín để ba me tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

14

Các bé sụt sịt sổ mũi hay trở quấy luôn gây sự lo lắng cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 6, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 6 uy tín để các ông bố bà mẹ tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

10

Các bé luôn mang đến sự lo lắng cho ba mẹ khi có các vấn đề về sức khoẻ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 12, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 12 uy tín để ba mẹ tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

4

Bé trái gió trở trời luôn mang đến sự âu lo cho các ông bố bà mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận Bình Thạnh, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận Bình Thạnh uy tín để ba mẹ tham khảo nhé.

Nhi khoa

- 12/04/2018

52

Con ốm con đau luôn là nỗi lo cho các ông bố bà mẹ, thế đâu là bác sĩ giỏi ở quận Tân Bình, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở Tân Bình, dưới đây là gợi ý 5 phòng khám nhi ở tân bình uy tín các mẹ cần biết phòng khi các bé trái gió trở trời nhé.

Nhi khoa

- 10/04/2018