Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị

Tác giả: kit ku. Ngày đăng: 10-07-2017

Bệnh viêm phổi ở trẻ em luôn là lỗi lo lắng của rất nhiều cha mẹ khi con mình thường có dấu hiệu ho nặng tiếng và thở rất nhanh. Nhưng thật sự bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chăm sóc cho bé khi bị bệnh như thế nào? Các mẹ hãy tìm hiểu thật kĩ để bé nhà mình tránh được bệnh van phục hồi sớm nhất nhé.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em là gì?

 

Bệnh viêm phổi ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng. Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, một số loại viruss cũng gây nên bệnh này.

 

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị

Bệnh viêm phổi ở trẻ em

 

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây.

                                       

Những biểu hiện chính của bệnh viêm phổi ở trẻ em

 

- Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, nhưng không nhất thiết như vậy.

 

- Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao).

 

Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).

 

Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.

 

- Thở gắng sức: cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.

- Thở nhanh và thở gắng sức là phản ứng bù trừ nhưng cơ thể không thể cố gắng mãi. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị

Biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ em

- Sốt – sốt vừa đến sốt cao.

 

- Đau ngực – không chỉ trong lúc ho, mà cả giữa các cơn ho.

 

- Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.

 

- Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy

 

- Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi.

         

Bệnh viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không?

 

Các chuyên gia hô hấp đã nghiên cứu và kết luận rằng, bệnh viêm phổi ở trẻ em có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện và cách thức điều trị. Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp một cách triệt để không để lại di chứng gì có thể bình phục hoàn toàn. Còn trong trường hợp, người bệnh phát hiện muộn, không được chữa trị đúng cách bệnh viêm phổi dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe.

 

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ

 

1. Kháng sinh – thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Chỉ bác sĩ mới có thể quyết định bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra.

 

2. Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực – phương pháp này RẤT QUAN TRỌNG.

 

Đưa bé vào ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần mỗi ngày. Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi. Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút. Động tác này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài. Khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ rung.

 

3. Thuốc ho:

 

– Ban ngày: Nếu trẻ không quá mệt mỏi vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho. Phản xạ này giúp bé làm bật đờm ra ngoài. Có thể dùng thuốc long đờm nếu cần, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi.

 

– Ban đêm: Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho. Nếu bé chỉ ho vừa phải thì cố gắng không dùng thuốc chống ho.

Bệnh viêm phổi ở trẻ em và cách điều trị

Cách điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

 

4. Bệnh viêm phổi ở trẻ em nên điều trị như thế nào?

 

- Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp.

 

Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.

 

- Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.

  • Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh.
  • Các mẹ cần cho bé uống nhiều nước để loãng đờm, dịu họng và giảm ho.
  • Tổ chức y tế thế giới cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng… Các loại thuốc ho như sirop Astex (dùng tại BV. Nhi Đồng 1), sirop Pectol E là các thuốc có thành phần chính là thảo dược an toàn (Tần dầy lá, núc nác…) cũng có thể được sử dụng cho trẻ em.

 

 

 

Cùng chuyên mục

17

Các bé luôn trở nên nhạy cảm và trở bệnh với các sự thay đổi của thời tiết mang đến sự lo lắng cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 8, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 8 uy tín để ba me tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

14

Các bé sụt sịt sổ mũi hay trở quấy luôn gây sự lo lắng cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 6, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 6 uy tín để các ông bố bà mẹ tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

10

Các bé luôn mang đến sự lo lắng cho ba mẹ khi có các vấn đề về sức khoẻ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 12, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 12 uy tín để ba mẹ tham khảo nhé

Nhi khoa

- 12/04/2018

4

Bé trái gió trở trời luôn mang đến sự âu lo cho các ông bố bà mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận Bình Thạnh, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận Bình Thạnh uy tín để ba mẹ tham khảo nhé.

Nhi khoa

- 12/04/2018

52

Con ốm con đau luôn là nỗi lo cho các ông bố bà mẹ, thế đâu là bác sĩ giỏi ở quận Tân Bình, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở Tân Bình, dưới đây là gợi ý 5 phòng khám nhi ở tân bình uy tín các mẹ cần biết phòng khi các bé trái gió trở trời nhé.

Nhi khoa

- 10/04/2018