Bệnh tiêu chảy ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Tác giả: Thu Thao Vũ. Ngày đăng: 14-07-2017

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là căn bệnh rất dễ gặp. Bệnh đa phần được các mẹ chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu không có cách chăm sóc hiệu quả và đúng cách, bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.

Biểu hiện và nguyên nhân bệnh tiêu chảy ở trẻ em

 

Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hơn bình thường, đi nhiều lần (trên 3 lần mỗi ngày) là đã bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 ngày, nếu xảy ra trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường xảy ra khi dùng phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc với phân của người mắc bệnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc do dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gây tiêu chảy ở trẻ như: Nhiễm Virus, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, do dùng thuốc (thường gặp là tiêu chảy do trẻ uống kháng sinh), do dị ứng thức ăn, do không dung nạp được thức ăn, do ngộ độc,…

Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

 

Tiêu chảy kéo dài thường bắt đầu bằng một đợt tiêu chảy cấp và kéo dài. Hậu quả của bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường dẫn đến suy dinh dưỡng nặng và dễ tử vong. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài cao hơn trẻ lớn. Nguy cơ tiêu chảy cấp chuyển sang tiêu chảy kéo dài ở trẻ trong năm đầu là 22%, giảm xuống 10% ở năm thứ hai và 3% ở năm thứ ba.

 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Hậu quả khi bé bị tiêu chảy

 

Mối nguy hiểm lớn nhất đe dọa tới sức khoẻ với trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước. Do vậy khi bị tiêu chảy, trước hết cần bù ngay nước và chất điện giải, sử dụng men vi sinh để cân bằng vi sinh vật đường ruột.

Tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Nên đi khám bác sĩ khi bệnh tiêu chảy ở trẻ em có các triệu chứng

       

  • Bé bị tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày mà không thuyên giảm.
  • Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.
  • Bụng đau khi sờ ấn.
  • Nôn ói nhiều, không thể cho ăn uống được.
  • Có dấu hiệu mất nước nặng như da nhăn, mắt lõm, khóc không có nước mắt, thóp lõm, tiểu ít, bé lừ đừ, da nổi bông…
  • Trẻ kèm theo sốt cao.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nên chăm sóc như thế nào?

 

  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em làm bé dễ mất nước, do thế nên uống bù nước, tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lượng dung dịch đã pha thì đổ đi pha đợt khác vì dung dịch đã pha sẽ bị hỏng.
  • Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy. Việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, giúp chức năng tiêu hóa hấp thu của ruột nhanh chóng trở
  • Về bình thường, rút ngắn thời gian tiêu chảy, cải thiện tình trạng dinh dưỡng ở trẻ. Vì vậy, nên tránh sử dụng đồ ăn chứa nhiều lactose, giảm dị ứng prô-tê-in sữa bò và những thức ăn, nước uống có nồng độ đường, muối quá cao làm tăng nồng độ thẩm thấu dễ gây tiêu chảy.

 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em cần cham sóc tại nhà

 

  • Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với carot, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường.
  • Bổ sung ngay men vi sinh cho trẻ: Men vi sinh giúp cung cấp hệ vi khuẩn có lợi với các lợi ích sau:
  • Các vi khuẩn có lợi sẽ nhanh chóng thiết lập sự cân bằng của hệ vi sinh đường tiêu hóa, giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nên có lưu ý gì?

 

  • Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời.
  • Cho ăn dặm đúng cách, hợp vệ sinh và đầy đủ các chất (đạm, béo, đường, hoa quả).
  • Sử dụng nước sạch.
  • Ăn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy cách.
  • Rửa tay trước khi chuẩn bị thức ăn và cho trẻ ăn, hoặc sau khi trẻ đi tiêu.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.

 

 

Cùng chuyên mục

7

Các bé gặp vấn đề về sức khoẻ luôn mang đến sự lo lắng dành cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 10, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi ở quận 10 uy tín để ba mẹ tham khảo nhé

Nhi khoa

- 04/07/2018

45

Để tìm được một bác sĩ nhi khoa giỏi trong rất nhiều bác sĩ nhi khoa hiện nay ở tỉnh Hải Dương là vấn đề đang khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Hiểu được tâm lí đó, Finizz xin gửi đến quý bạn đọc danh sách 8 bác sĩ nhi khoa giỏi được đánh giá cao tại Hải Dương. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những lự...

Nhi khoa

- 26/06/2018

Screen shot 2018 06 25 at 2.46.02 pm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Nhi khoa

- 25/06/2018

10.

Các ông bố bà mẹ vẫn thường hay phải lo lắng cho sức khoẻ của các bé khi trái gió trở trời, phòng khám bác sĩ nhi Nguyễn Ánh Tuyết là bác sĩ nhi giỏi ở Thủ Đức, với chuyên môn rất cao trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về nhi khoa mang đến sự an tâm rất lớn dành cho các ba mẹ

Nhi khoa

- 05/05/2018

1. nhi.

Mỗi các bé gặp vấn đề trái gió trở trời lại luôn mang đến sự âu lo cho các ông bố bà mẹ khi đến thăm khám với bác sĩ nhi giỏi ở quận 2, dưới đây là danh sách gợi ý các phòng khám nhi quận 2 uy tín để ba mẹ tham khảo cho con nhé

Nhi khoa

- 04/05/2018