Bà bầu mang song thai tuyệt đối đừng bỏ qua 5 xét nghiệm

Tác giả: Phan Khánh. Ngày đăng: 06-03-2018

Mẹ bầu mang song thai gặp khá nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, cạn ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm… Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi cần làm một số xét nghiệm cần thiết để kịp thời ngăn chặn đồng thời có biện pháp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này.

Siêu âm và những xét nghiệm thai kỳ sẽ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí của bào thai đôi, phát hiện sớm các vấn đề bất thường để can thiệp đúng lúc.

song thai

 

Thường thì vào lần siêu âm đầu tiên (nếu mẹ bầu siêu âm quá sớm) có thể không phát hiện được thai đôi. Đến khoảng tuần thứ 10-14 thì mẹ mới biết mình có mang song thai hay không. Song thai rơi vào các trường hợp:

  • Cặp song sinh chia sẻ một túi ối hoặc mỗi thai một túi ối.
  • Cặp song sinh chia sẻ một nhau thai hoặc mỗi thai một nhau thai.

 

Xét nghiệm đo độ mờ da gáy

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down của 2 bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.

Trong trường hợp độ mờ da gáy > 3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ thì các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test để xác định nguy cơ hội chứng Down và các khuyết tật ống thần kinh. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ mắc Down, mẹ sẽ được cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm. Đây là những xét nghiệm khá phức tạp, vì vậy ,mẹ bầu cần đến những cơ sở chuyên khoa sản.

 

Xét nghiệm Triple test

song thai

 

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai như tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác. Khi làm xét nghiệm này, mẹ bầu cần phải làm thêm 3 xét nghiệm phụ để lấy chỉ số hCG (xét nghiệm nội tiết tố khi mang thai), AFP (xét nghiệm máu) và estriol (xét nghiệm nước tiểu). Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

Xét nghiệm máu thường được thực hiện từ tuần thứ 15-20 của thai kỳ, nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chỉ sau vài ngày.

 

Xét nghiệm đường huyết

Mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin thì mẹ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thì mẹ bầu có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Xét nghiệm chỉ số ối AFI

Đây là xét nghiệm cần thiết để xem mẹ bầu có bị thiếu nước ối hay đa ối không bởi khi mang song thai, nguy cơ mẹ bầu bị cạn ối là khá cao. Chỉ số này được đo bằng cách lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI (đơn vị cm). Từ chỉ số này, mẹ bầu có thể biết lượng nước ối trong bụng mình ở mức nào, từ đó có thể đánh giá mẹ bầu có nước ối bình thường hay bị thiếu ối, đa ối.

Lượng nước ối bình thường: chỉ số ối từ 6 – 12cm.

Dư ối: chỉ số ối từ 12 – 25 cm

Đa ối: chỉ số ối >25cm.

Thiếu ối : chỉ số ối <= 5cm.

Vô ối: chỉ số ối < 3cm

Siêu âm 3D/ 4D

Khoảng tuần 20 – 22 của thai kỳ, mẹ cần tiến hành siêu âm để kiểm tra những bất thường khác tại cột sống, hệ thần kinh, thành bụng và các cơ quan chính. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều để hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Với các cặp song sinh thì việc siêu âm tại các thời điểm: 20 tuần, 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó, có thể là mỗi 2 tuần một lần cho đến lúc sinh. Những cặp song sinh chia sẻ nhau thai có nguy cơ bị hội chứng truyền máu song sinh thì sau tuần thứ 16, các mẹ có thể phải siêu âm 2 tuần một lần.

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

42

Đôi khi việc khám thai và các bệnh lý phụ khoa là điều khá thầm kín của các chị em khó chia sẻ cùng ai. Phòng khám bác sĩ Dương Thị Thu Hải bệnh viện Mekong là điểm đến an tâm dành cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 19/03/2018

Sieu am doppler thai nhi avatar

Một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hàng đầu hiện nay với độ chẩn đoán chính xác cao là siêu âm Doppler thai nhi.

Sản phụ khoa

- 15/03/2018

37

Mạng xã hội tối 14/3 dậy sóng trước thông tin lan truyền, một sản phụ và thai nhi tử vong do đẻ tại nhà theo phương pháp sinh thuận tự nhiên. Người chồng đã mong muốn vợ đến viện sinh con an toàn, nhưng người vợ nhất định “thuận tự nhiên” để con khỏe mạnh.

Sản phụ khoa

- 15/03/2018

Sieu am co phat hien lac noi mac tu cung avatar

Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh phổ biến của chị em phụ nữ nhưng lại rất khó có thể phát hiện. Vậy, liệu siêu âm có phát hiện lạc nội mạc tử cung hay không?

Sản phụ khoa

- 15/03/2018

Cac moc kham thai cho ba bau avatar

Khi gia đình bạn có người mang thai, đã bao giờ bạn tự hỏi: Đâu là các mốc khám thai cho bà bầu mà gia đình bạn cần lưu tâm để “mẹ tròn con vuông”?

Sản phụ khoa

- 15/03/2018