Các ký hiệu để mẹ bầu “tự nghiên cứu” kết quả siêu âm thai

Tác giả: Đỗ Thị Thu Hoài. Ngày đăng: 21-03-2018

Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết các ký hiệu để đọc được kết quả siêu âm thai.

Các loại siêu âm

Siêu âm thường có 3 loại. Các mẹ cùng xem 3 loại này có điểm gì khác biệt không nhé

Siêu âm thai 2D

Đây gọi là siêu âm 2 chiều với hình ảnh trắng đen. Đây là phương pháp đã được thực hiện lâu, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán xem chị em có mang thai hay không? Xác định xem mang thai nhiều phôi hay một phôi và kiểm tra xem vị trí thai nhi nằm bên trong hay bên ngoài tử cung mẹ, đồng thời xác định các dị tật bất thường ở thai nhi, xác định độ dài và kích thước của thai nhi…

Hình ảnh siêu âm 2D

Hình ảnh siêu âm 2D

Siêu âm 3D

Đây được gọi là siêu âm 3 chiều cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. Ưu điểm của phương pháp này là dễ phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi và nhược điểm việc xác định kích thước cũng như tuổi thai không chuẩn như siêu âm 2D.

Hình ảnh siêu âm 3D

Hình ảnh siêu âm 3D

Siêu âm thai 4D

Siêu âm này sẽ cho ra những hình ảnh động. Ưu điểm của phương pháp này là thấy rõ được các cử động của bé nhưng do quá trình lưu file lâu vì file nặng nên các tia bức xạ trong khi siêu âm có thể gây hại cho cả mẹ và bé. Vì thế trong thai kỳ mẹ chỉ nên siêu âm 4D khoảng 2 lần thôi.

Hình ảnh siêu âm 4D

Hình ảnh siêu âm 4D

Đọc kết quả siêu âm thai - không phải mẹ bầu nào cũng biết

Mỗi lần khám, các bác sĩ có thể sẽ thực hiện siêu âm thai để đó chiều dài mông – đùi, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài đầu – mông, cũng như trọng lượng bào thai. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết những ký hiệu trên tờ kết quả siêu âm thai.

Ký hiệu các thông số quan trọng của thai nhi

  • CRL : crown rump length (chiều dài từ đầu mông)
  • BPD : biparietal diameter (đường kính lưỡng đỉnh)
  • TTD: Đường kính ngang bụng
  • APTD: Đường kính trước và sau bụng
  • AC : abdominal circumference (chu vi vòng bụng)
  • FL : femur length (chiều dài xương đùi)
  • GS : gestational sac diameter (đường kính túi thai)
  • HC : head circumference (chu vi đầu)
  • AF : amniotic fluid (nước ối)
  • AFI : amniotic fluid index (chỉ số nước ối)
  • OFD : occipital frontal diameter (đường kính xương chẩm)
  • BD : binocular distance (khoảng cách hai mắt)
  • CER : cerebellum diameter (đường kính tiểu não)
  • THD : thoracic diameter (đường kính ngực)
  • TAD : transverse abdominal diameter (đường kính cơ hoành)
  • APAD : anteroposterior abdominal diameter (đường kính bụng từ trước tới sau)
  • FTA : fetal trunk cross-sectional area (thiết diện ngang thân thai)
  • HUM : humerus length (chiều dài xương cánh tay)
  • Ulna : ulna length (chiều dài xương khuỷu tay)
  • Tibia : tibia length (chiều dài xương ống chân)
  • Radius: Chiều dài xương quay
  • Fibular: Chiều dài xương mác
  • EFW : estimated fetal weight (khối lượng thai ước đoán)
  • GA : gestational age (tuổi thai)
  • EDD : estimated date of delivery (ngày sinh ước đoán)

Kết quả siêu âm thai của mẹ bầu 33 tuần tuổi (ảnh minh họa)

Hiểu rõ những ký hiệu sẽ giúp mẹ bầu “tự nghiên cứu” kết quả siêu âm thai của mình.

 

>>Tham khảo Lịch siêu âm thai định kỳ mẹ bầu phải đi

 

Dưới đây là bảng chỉ số trên tờ kết quả siêu âm thai sự phát triển của thai nhi từng tuần (đơn vị: mm):

Tuổi thai (Tuần)

GS

(Chỉ số túi thai)

CRL

(Chiều dài từ đầu mông)

BPD

(Đường kính lưỡng đỉnh)

FL

(Chiều dài xương đùi)

HC

(Chu vi đầu)

AC

(Chu vi vòng bụng)

4 tuần

3

         

5 tuần

6

         

6 tuần

14

         

7 tuần

27

8

       

8 tuần

29

15

       

9 tuần

33

21

       

10 tuần

 

31

       

11 tuần

 

41

       

12 tuần

 

51

21

8

70

56

13 tuần

 

71

25

11

84

69

14 tuần

   

28

15

98

81

15 tuần

   

32

18

111

93

16 tuần

   

35

21

124

105

17 tuần

   

39

24

137

117

18 tuần

   

42

27

150

129

19 tuần

   

46

30

162

141

20 tuần

   

49

33

175

152

21 tuần

   

52

36

187

164

22 tuần

   

55

39

198

175

23 tuần

   

58

42

210

186

24 tuần

   

61

44

221

197

25 tuần

   

64

47

232

208

26 tuần

   

67

49

242

219

27 tuần

   

69

52

252

229

28 tuần

   

72

54

262

240

29 tuần

   

74

56

271

250

30 tuần

   

77

59

280

260

31 tuần

   

79

61

288

270

32 tuần

   

82

63

296

280

33 tuần

   

84

65

304

290

34 tuần

   

86

67

311

299

35 tuần

   

88

68

318

309

36 tuần

   

90

70

324

318

37 tuần

   

92

72

330

327

38 tuần

   

94

73

335

336

39 tuần

   

95

75

340

345

40 tuần

   

97

76

344

354

41 tuần

   

98

78

348

362

42 tuần

   

100

79

351

371

 

Các thuật ngữ cần thiết khác

HBSAg: Xét nghiện về viêm gan

AFP: Alpha FetoProtein

Alb: Albumin (một protein) trong nước tiểu

HA: Huyết áp

Ngôi mông: Đít em bé ở dưới.

Ngôi đầu: Em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới)

MLT: Mổ lấy con

Lọt: Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu

DS: Dự kiến ngày sinh

Fe: Kê toa viên sắt bổ sung

TT: Tim thai

TT(+): Tim thai nghe thấy

TT(-): Tim thai không nghe thấy

BCTC: Chiều cao tử cung

Hb: Mức Haemoglobin trong máu (để kiểm tra xem có thiếu máu không)

HAcao: Huyết áp cao

KC: Kỳ kinh cuối

MNT: Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của một lần đi tiểu)

NTBT: Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu

KL: Đầu em bé chưa lọt vào khung xương chậu

Phù: Phù (sưng)

Para 0000: Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so)

TSG: Tiền sản giật

Ngôi: Em bé ở ví trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào

NC: Nhẹ cân lúc lọt lòng

TK: Tái khám

NV: Nhập viện

SA: Siêu âm

KAĐ: Khám âm đạo

VDRL: Thử nghiệm tìm giang mai

HIV(-): Xét nghiệm AIDS âm tính

 

Những chữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của em bé trong tử cung. Đây là một số tư thế:

CCPT: Xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước

CCTT: Xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước

CCPS: Xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau

CCTS: Xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau

 

Chúc các mẹ có thể đọc được kết quả siêu âm thai của mình!

Cùng chuyên mục

Xet nghiem chuc nang gan

Xét nghiệm máu xem có thai không có độ chính xác rất cao, lớn hơn 97% đối với mục đích xác định có thai. Và phương pháp này thường được nhiều người áp dụng ngay từ giai đoạn đầu khi chỉ có những dấu hiệu mơ hồ về việc có thai.

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

Thai 32 tuan me bau can xet nghiem nhung gi 1

Hiện nay, ngành y tế ngày càng phát triển và hiện đại nên việc khám thai trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Chính vì thế mà nhiều sản phụ khi mang thai nên nắm rõ lịch khám thai để đi khám đầy đủ, và trong đó kiến thức về khám thai 32 tuần cần xét nghiệm những gì quan trọng mẹ bầu cần biết.

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

04

Chị em phụ nữ phải chuẩn bị những gì trong lần khám thai đầu tiên? Trong quy trình khám thai lần đầu chắc chắn các bác sĩ sẽ có những câu hỏi bắt buộc chị em phải nhớ và trả lời chính xác.

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

1374650871601

Nếu chị em phụ nữ nào đang phân vân không biết trước khi khám phụ khoa cần làm gì thì mọi người không nên quá lo lắng vì thật sự sự chuẩn bị để khám phụ khoa không hề phức tạp. Finizz xin chia sẻ kinh nghiệm để các chị em có sự chuẩn bị trước khi thực hiện khám phụ khoa.

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

Benh phu khoa

Việc phát hiện bệnh sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp chị em tránh những tổn thất nguy hại về mặt sức khỏe, tinh thần làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nên biết rõ khám phụ khoa gồm những gì và thực hiện khám phụ khoa định kỳ để không gặp rủi ro về sức khỏe.

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018