Mẹ bầu có biết khám thai lần đầu khi nào không?

Tác giả: Nguyễn Làn. Ngày đăng: 27-03-2018

Vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi biết mình được làm mẹ, nhưng liệu mẹ bầu có biết nên khám thai lần đầu khi nào, chi phí và quy trình khám thai lần đầu như thế nào không?

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào nhỉ?

Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, mẹ bầu không nên đi khám thai lần đầu trong một thời gian ngắn sau sau khi biết mình có thai để không gây ảnh hưởng đến bé yêu đang còn non nớt trong bụng mẹ. Tuy nhiên, lời khuyên này là hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế, ngay sau khi biết mình có thai qua các dấu hiệu lâm sàng như trễ kinh từ 1 đến 3 tuần, que thử thai lên 2 vạch, mẹ bầu nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp chẩn đoán liệu thai có làm tổ đúng chỗ trong tử cung không hay có nằm ngoài tử cung, có những dấu hiệu bất thường gì không? Thông qua đó, bác sĩ mới có thể tư vấn và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Trong khi đó, nếu khám thai sau một thời gian dài hơn, thậm chí từ 2 đến 3 tháng, mẹ bầu và thai nhi nếu có những bất thường gì thì bác sĩ sẽ không kịp thời can thiệp được, dẫn tới rủi ro không đáng có, có khi ảnh hưởng đến tính mạng của cả hai mẹ con.

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào?

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào nhỉ?

Quy trình khám thai lần đầu tiên ra sao?

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào là hợp lý, mẹ bầu cũng cần nắm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi. Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về cảm giác, dấu hiệu và cảm nhận của bạn về sức khỏe để có những tiên liệu đầu tiên. Ngoài việc được bác sĩ cung cấp các thông tin chung về tình hình sức, mẹ bầu còn được kiểm tra về cân nặng, đo huyết áp, kích thước vùng bụng, siêu âm và thực hiện những xét nghiệm theo yêu cầu như xét nghiệm máu, nước tiểu để theo dõi tình trạng của thai nhi. Việc siêu âm thai là rất quan trọng vì qua đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí thai, liệu thai đã vào tử cung chưa, đã có nhịp tim thai chưa, liệu có gì bất thường không?

Sau khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích những hiện tượng thay đổi bên trong cơ thể của mẹ bầu, đồng thời tư vấn và đưa ra những lời khuyên bổ ích về thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ dinh dưỡng, hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơ thể mẹ bầu cần được bổ sung thêm sắt, canxi hay vitamin hoặc những loại thuốc an thai thì bác sĩ sẽ kê đơn.

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào, mẹ bầu cũng cần năm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi.

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào là hợp lý, mẹ bầu cũng cần nắm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi.

Vậy, chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu?

Mặc dù chi phí khám thai lần đầu là điều được nhiều chị em quan tâm nhưng rất khó để đưa ra được một con số chính xác bởi vì chi phí lần đầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Ví dụ, bạn khám thai tại bệnh viện hay phòng khám, khám tại bệnh viện tuyến huyện hay bệnh viện trung ương? Kế đến, nếu tiến hành khám thai tại bệnh viện, bạn khám dịch vụ hay khám theo bảo hiểm y tế,… Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, khám âm đạo,..., từ đó phát sinh các chi phí khác nhau. Nhưng nhìn chung, chi phí khám thai lần đầu sẽ bao gồm: phí khám thai, phí siêu âm, phí xét nghiệm nước tiểu,... nhiều hay ít tùy thuộc vào dịch vụ và địa chỉ khám thai và các dịch vụ mà bạn lựa chọn. Đối với các mẹ khám thai theo bảo hiểm y tế đúng tuyến, bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn 80% chi phí khám theo quy định của nhà nước.

Cùng chuyên mục

Xet nghiem sang loc di tat thai nhi o tuan thu may

Theo thống kê hiện nay có khoảng 2 – 3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh, vì vậy mẹ bầu cần xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai. Nếu chị em nào chưa biết cụ thể về xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi thì hãy tham khảo ...

Sản phụ khoa

- 28/02/2018

T i xu ng

Rubella là tên được xuất phát tiếng Latin có nghĩa là “nốt đỏ nhỏ” để chỉ một nhiễm trùng có ảnh hưởng đến bạch huyết và da… Đối với phụ nữ mang thai thì virus Rubella lại rất nguy hiểm vì có thể gây ra dị tật cho thai nhi gây nhiều biến chứng. Vì vậy, việc xét nghiệm Rubella khi mang thai rất qu...

Sản phụ khoa

- 28/02/2018

83

Cầm kết quả siêu âm thai hàng tháng trên tay nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết đọc những chỉ số siêu âm thai. Vậy làm thế nào để mẹ đọc được các thông số này? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách đọc các chỉ số siêu âm thai nhé. Để mẹ hiểu hơn về thai nhi của mình.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

79

Để đảm bảo cho bé cưng và cho chính mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, an toàn. Mẹ nên tìm hiểu các xét nghiệm cần làm khi mang thai này và nắm rõ từng mốc kiểm tra. Điều này sẽ rất quan trọng với các phụ nhữ đang mang thai. Sau đây Finizz sẽ tổng hợp qua những xét nghiệm dưới đây.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

78

Việc khám phụ khoa là rất cần thiết để các chị em có thể phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý bất thường về phụ khoa. Trước khi đi khám phụ khoa nhiều chị em thường hay thắc mắc không biết các bước khám phụ khoa như nào. Để giải đáp thắc mắc đó cho hầu hết chị em, Finizz sẽ tổng hợp các bước ...

Sản phụ khoa

- 27/02/2018