Mẹ bầu có biết khám thai lần đầu khi nào không?

Tác giả: Nguyễn Làn. Ngày đăng: 27-03-2018

Vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi biết mình được làm mẹ, nhưng liệu mẹ bầu có biết nên khám thai lần đầu khi nào, chi phí và quy trình khám thai lần đầu như thế nào không?

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào nhỉ?

Nhiều chị em phụ nữ cho rằng, mẹ bầu không nên đi khám thai lần đầu trong một thời gian ngắn sau sau khi biết mình có thai để không gây ảnh hưởng đến bé yêu đang còn non nớt trong bụng mẹ. Tuy nhiên, lời khuyên này là hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế, ngay sau khi biết mình có thai qua các dấu hiệu lâm sàng như trễ kinh từ 1 đến 3 tuần, que thử thai lên 2 vạch, mẹ bầu nên đi khám thai càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp chẩn đoán liệu thai có làm tổ đúng chỗ trong tử cung không hay có nằm ngoài tử cung, có những dấu hiệu bất thường gì không? Thông qua đó, bác sĩ mới có thể tư vấn và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Trong khi đó, nếu khám thai sau một thời gian dài hơn, thậm chí từ 2 đến 3 tháng, mẹ bầu và thai nhi nếu có những bất thường gì thì bác sĩ sẽ không kịp thời can thiệp được, dẫn tới rủi ro không đáng có, có khi ảnh hưởng đến tính mạng của cả hai mẹ con.

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào?

Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi nào nhỉ?

Quy trình khám thai lần đầu tiên ra sao?

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào là hợp lý, mẹ bầu cũng cần nắm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi. Trong lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về cảm giác, dấu hiệu và cảm nhận của bạn về sức khỏe để có những tiên liệu đầu tiên. Ngoài việc được bác sĩ cung cấp các thông tin chung về tình hình sức, mẹ bầu còn được kiểm tra về cân nặng, đo huyết áp, kích thước vùng bụng, siêu âm và thực hiện những xét nghiệm theo yêu cầu như xét nghiệm máu, nước tiểu để theo dõi tình trạng của thai nhi. Việc siêu âm thai là rất quan trọng vì qua đó, bác sĩ sẽ xác định được vị trí thai, liệu thai đã vào tử cung chưa, đã có nhịp tim thai chưa, liệu có gì bất thường không?

Sau khi đã có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích những hiện tượng thay đổi bên trong cơ thể của mẹ bầu, đồng thời tư vấn và đưa ra những lời khuyên bổ ích về thói quen sinh hoạt hàng ngày như chế độ dinh dưỡng, hoạt động, nghỉ ngơi hợp lý. Nếu cơ thể mẹ bầu cần được bổ sung thêm sắt, canxi hay vitamin hoặc những loại thuốc an thai thì bác sĩ sẽ kê đơn.

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào, mẹ bầu cũng cần năm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi.

Bên cạnh biết được nên khám thai lần đầu khi nào là hợp lý, mẹ bầu cũng cần nắm rõ quy trình khám thai để mọi thủ tục được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi.

Vậy, chi phí khám thai lần đầu hết bao nhiêu?

Mặc dù chi phí khám thai lần đầu là điều được nhiều chị em quan tâm nhưng rất khó để đưa ra được một con số chính xác bởi vì chi phí lần đầu phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Ví dụ, bạn khám thai tại bệnh viện hay phòng khám, khám tại bệnh viện tuyến huyện hay bệnh viện trung ương? Kế đến, nếu tiến hành khám thai tại bệnh viện, bạn khám dịch vụ hay khám theo bảo hiểm y tế,… Thông thường, trong lần khám thai đầu tiên, bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu, đo huyết áp, khám âm đạo,..., từ đó phát sinh các chi phí khác nhau. Nhưng nhìn chung, chi phí khám thai lần đầu sẽ bao gồm: phí khám thai, phí siêu âm, phí xét nghiệm nước tiểu,... nhiều hay ít tùy thuộc vào dịch vụ và địa chỉ khám thai và các dịch vụ mà bạn lựa chọn. Đối với các mẹ khám thai theo bảo hiểm y tế đúng tuyến, bảo hiểm sẽ chi trả cho bạn 80% chi phí khám theo quy định của nhà nước.

Cùng chuyên mục

74

Bạn đang thắc mắc chi phí khám phụ khoa tại bệnh viện Hùng Vương là bao nhiêu. Finizz sẽ giới thiệu đến bạn bảng giá khám phụ khoa thông tin về giá xét nghiệm, khám bệnh, chi phí sanh thường, sanh mổ & sanh dịch vụ tại bệnh viện Hùng Vương tphcm đầy đủ & chính xác nhất.

Sản phụ khoa

- 27/02/2018

Xet nghiem mau

Nhiều chị em hay thắc mắc uống thuốc tránh thai có xét nghiệm máu được không? Nhiều người trước khi đi xét nghiệm máu vẫn uống thuốc theo thói quen. Kỹ thuật viên xét nghiệm Y học cảnh báo việc dùng thuốc như vậy có thể làm kết quả bị sai lệch.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

4 xet nghiem va sieu am quan trong nhat khi mang thai 3 thang dau can chu y

Để thực hiện thiên chức làm mẹ thì các bà mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho kết quả chính xác và sớm nhất. Nếu bạn không biết xét nghiệm thai sớm ở đâu tại TP.HCM thì theo ...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

69

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu nên chú ý lịch khám thai định kỳ. Bên cạnh đó chú ý đến chế độ dinh dưỡng khoa học và luyện tập hợp lý. Việc này giúp mẹ tránh những bất trắc đáng tiếc xảy ra, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và em bé trong bụng.

Sản phụ khoa

- 26/02/2018

Bcq2eq.max 800x800

Nhiều chị em khi lần đầu mang thai thường chưa hiểu rõ những cách để theo dõi sức khỏe của mình cũng như thai nhi sao cho tốt nhất. Xét nghiệm máu khi mang thai là biện pháp áp dụng phổ biến hiện nay đối với các bà mẹ, vậy xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì và có cần thiết hay không? Chúng ta...

Sản phụ khoa

- 26/02/2018