Xét nghiệm thai chuẩn xác bằng NHIỀU PHƯƠNG PHÁP!

Tác giả: La Cao Hồng Lộc. Ngày đăng: 31-03-2018

Xét nghiệm thai qua xét nghiệm máu hoặc nước tiểu không chỉ giúp xác định có thai mà còn giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai nữa đó!

Xét nghiệm thai bằng que thử thai (Quick Stick)

Rất nhiều phụ nữ trữ sẵn dụng cụ thử thai tại nhà. Các dụng cụ này sẽ cho kết quả chính xác nếu được sử dụng đúng cách.

Sau khi giao hợp 3 tuần, que thử thai mới cho kết quả dương tính nếu có thai. Nếu muốn dùng que thử thai một cách chính xác nhất, bạn nên thử vào buổi sáng, nước tiểu đầu và cuối không lấy, chỉ canh hứng phần giữa thôi. Thai càng lâu sẽ cho ra kết quả càng chính xác, khoảng 98%. Nên phối hợp thêm siêu âm để xác định có thai và vị trí thai nằm ở đâu trong cơ thể.

Xét nghiệm thai bằng que thử thai (Quick Stick)

Xét nghiệm thai bằng que thử thai (Quick Stick)

Que thử thai (Quick Stick) có thế cho kết quả khá chính xác tình trạng có thai của bạn nhưng không phải là không có sai số. Quick stick dùng để đo luợng bête-hCG trong nước tiểu. Khi có thai, kể từ lúc phôi đã làm tổ (ngày thứ 7 sau thụ tinh), lượng beta-hCG tăng lên rất nhanh (có thể phát hiện được từ ngày thứ 9 sau thụ tinh), cứ 2 ngày lại tăng gấp đôi và đạt mức cao nhất vào tuần thai thứ 15-16 (trên dưới 150.000 đơn vị quốc tế/lít) rồi giữ mức ổn định đến tuần 18.

Để kết quả thử thai được chính xác nhất, bạn cần đợi vài ngày hay ít nhất là 1 tuần sau khi kỳ kinh bị trễ. Một vài loại que thử thai có thể kết quả sớm hơn nhưng cũng rất hạn chế bởi mỗi phụ nữ có 1 chu kỳ kinh khác nhau nên thời điểm rụng trứng cũng không giống nhau.

Trong trường hợp kết quả que thử thai thông báo bạn chưa có thai nhưng bạn thấy mình vẫn có các biểu hiện của ốm nghén thì có thể đi khám bác sĩ sản khoa để được làm các xét nghiệm cụ thể hơn như siêu âm đầu dò âm đạo (trứng thụ thai sau 25 ngày có thể phát hiện được thông qua một đầu dò đi theo đường âm hộ), xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

 

Xét nghiệm thai bằng xét nghiệm máu

Ngày nay các xét nghiệm thai trên mẫu nước tiểu cho kết quả chính xác đến nỗi người ta hiếm khi dùng xét nghiệm máu để xác định có thai. Xét nghiệm nhận biết sự xuất hiện của hCG trong máu cho kết quả chính xác hơn 99%. Một vài xét nghiệm đo hàm lượng hCG trong máu có thể tính được quãng thời gian mang thai. Mẫu máu thường được gửi đến một phòng thí nghiệm và cho kết quả trong một hoặc hai ngày.

Kết quả trên que thử thai thường không chính xác là do bạn tiến hành xét nghiệm quá sớm, khi trứng chưa kịp “lọt” xuống dạ con. Thường thì điều này sẽ diễn ra trong vòng 14 ngày sau khi trứng được thụ tinh và do vậy trong thời gian này, beta-hCG sẽ chưa thể vào nước tiểu mà mới chỉ xuất hiện trong máu (xét nghiệm máu trong thời điểm này sẽ cho kết quả chính xác hơn).

Xét nghiệm thai bằng xét nghiệm máu

Xét nghiệm thai bằng xét nghiệm máu

 

Xét nghiệm thai bằng siêu âm

Siêu âm có thể chẩn đoán được thai vào tuần lễ thứ 5 kể từ ngày kinh chót, thấy được túi phôi nằm trong lòng tử cung, thời điểm chưa thể đánh giá được thai tiến triển.

  • Thai 4 tuần +/-3 ngày đã có hình ảnh rõ nét trên siêu âm.
  • Tuần thứ 6 của thai kỳ, bắt đầu xuất hiện phôi.
  • Tuần thứ 7 của thai kỳ thấy được tim thai và đo được chiều dài của phôi ở thời điểm này khoảng 10mm.

Xét nghiệm thai bằng siêu âm

Siêu âm qua ngã âm đạo là một phương pháp giúp tiếp cận các hình ảnh của tử cung, buồng trứng một cách rõ ràng hơn. So với siêu âm ngã bụng, siêu âm ngã âm đạo có nhiều ưu thế phát hiện sớm các bất thường của thai như thai ngoài tử cung, thai trứng, thai lưu vì qua siêu âm ngả âm đạo có thể thấy được hình ảnh túi thai, phôi thai, tim thai sớm hơn 1 tuần so với siêu âm bụng.

 

Lưu ý cho chị em khi xét nghiệm thai bằng thực hiện siêu âm

Nếu siêu âm ngã bụng, bạn cần uống nhiều nước để bàng quang căng đầy. Lý do cho chuyện này là nước trong bàng quang tạo ra “cửa sổ” cho các tia sóng siêu âm đi qua. Ngoài ra, bàng quang căng có thể đẩy tử cung lên và dễ dàng hơn để quét. Tử cung căng còn khiến cơ quan trong xương chậu dễ quan sát hơn qua máy siêu âm do không bị che lấp bởi ruột.

Nếu siêu âm ngã âm đạo, bàng quang đầy nước lúc này không cần thiết, bạn không cần uống nhiều nước. Vì tử cung mở rộng nằm ở phía trên xương mu và túi phôi dễ dàng được quan sát qua chùm tia từ máy siêu âm.

 

Lời kết

Siêu âm và xét nghiệm là các cách thử thai rất chuẩn xác và nhanh chóng. Để biết được trong thời gian sớm nhất, bạn nên lựa chọn phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Cách này không chỉ xác định được việc có thai mà còn giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai nữa đó!

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám.

Cùng chuyên mục

Kham phu khoa

Khám phụ khoa là việc cần thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần và ngay khi phát hiện các bất thường ở vùng kín. Khám phụ khoa rất nhanh chóng và đơn giản, song nhiều chị em nhất là những ai lần đầu thăm khám rất lo lắng không biết khám phụ khoa cần khám những gì?

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

132343 gioi tinh em be 2 300x200

Trong lần siêu âm này bạn đã có thể biết được kích thước của em bé cũng như nghe được tim thai rồi đấy! Có bầu, nên đi khám như thế nào là hợp lý? Khám thai theo quy trình khám thai định kỳ thế nào để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi?

Sản Phụ Khoa

- 15/05/2018

Lich kham thai 1

Có rất nhiều các vấn đề khiến mẹ bầu băn khoăn khi mang thai lần đầu như mong muốn được biết rõ tình hình sức khỏe và thể trạng của thai nhi. Siêu âm thai vào những thời điểm nào phù hợp là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

3

Khám phụ khoa định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện các loại bệnh cũng như viêm nhiễm ở giai đoạn đầu, giúp điều trị tốt hơn. Vậy với chị em, khi nào cần đi khám phụ khoa chị em có nắm?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

Thoi diem tot nhat de di kham phu khoa

Khám phụ khoa là kiểm tra âm đạo người phụ nữ để xác định kích thước vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung buồng trứng để phát hiện những virus gây viêm nhiễm, các bệnh lây đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung… Vậy khám phụ khoa là như thế nào?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018