Tổng quan
Vi rút cúm A H7 là nhóm vi rút cúm thường lưu hành ở các loài chim. Vi rút cúm A (H7N9) là một phân nhóm trong nhóm vi rút cúm A H7. Mặc dù một vài phân nhóm của vi rút H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) thỉnh thoảng được tìm thấy gây nhiễm trên người, tuy nhiên chưa có trường hợp nào được ghi nhận nhiễm vi rút cúm A (H7N9) ở người cho tới khi các trường hợp đầu tiên phát hiện tại Trung Quốc được công bố vào ngày 31/3/2013.
Triệu chứng
Qua nghiên cứu các bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 ở Trung Quốc, các nhà khoa học thấy triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân cúm A H5N1 tương tự như các chủng cúm khác, bao gồm:
+ Sốt: Sốt cao 39 – 40 độ C.
+ Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
+ Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
+ Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
+ Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
+ Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
Chụp X quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.
Để chẩn đoán xác định nhiễm cúm A/H7N9 cần phải phân lập được vi rút từ bệnh phẩm là dịch lấy ở hầu họng hoặc dịch phế quản, định danh và xác định trình tự gen bằng kỹ thuật PCR hoặc nuôi cấy ở những phòng xét nghiệm vi rút hiện đại ở các viện Vệ sinh dịch tễ.
Lây nhiễm sang người?
Cho đến nay, chúng ta chưa có câu trả lời cho câu hỏi này, bởi vì chúng ta không biết rõ nguồn phơi nhiễm đối với những trường hợp nhiễm bệnh trên người đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, khi phân tích gen của vi rút đã gợi ý rằng, mặc dù chúng có liên quan đến các loài chim nhưng chúng cũng cho thấy dấu hiệu thích nghi phát triển ở các loài động vật có vú. Sự thích nghi này bao gồm khả năng gắn vào tế bào của động vật có vú và phát triển ở nhiệt độ gần với nhiệt độ bình thường của các loài động vật có vú (thấp hơn so với nhiệt độ bình thường của chim).
Hiểu biết về H7N9?
Từ năm 1996 đến 2012, những trường hợp nhiễm trên người với vi rút cúm H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) được báo cáo xảy ra tại Hà Lan, Ý, Canada, Mỹ, Mexico và Vương quốc Anh. Phần lớn các trường hợp nhiễm này xảy ra liên quan với sự bùng phát dịch bệnh trên gia cầm. Các trường hợp này có biểu hiện chính là viêm kết mạc và các triệu chứng về hô hấp ở mức độ nhẹ và trung bình, ngoại trừ có một trường hợp tử vong xảy ra tại Hà Lan.
H7N9 khác gì H5N1 và H1N1?
Tất cả 3 vi rút này đều là vi rút cúm A nhưng giữa chúng có những sự khác biệt. H7N9 và H5N1 được biết đến có liên quan đến vi rút cúm ở động vật và thỉnh thoảng gây nhiễm cho người. H1N1 vừa có thể gây nhiễm cho người và gây nhiễm cho động vật.
Con người bị lây nhiễm như thế nào?
Vài trường hợp được khẳng định có tiếp xúc với động vật, tuy nhiên chưa biết những trường hợp này bị lây nhiễm như thế nào. Khả năng lây truyền từ động vật sang người và khả năng lây truyền từ người sang người đang được tiến hành điều tra nghiên cứu.
Cách phòng ngừa
Đối với cá nhân:
- Tăng cường các biện pháp vệ sinh cá nhân như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc hóa chất sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra đường hay tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm, súc miệng, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối, TB…
- Nâng cao thể trạng, ăn uống dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thêm các vitamin nhóm A, C, thường xuyên luyện tập rèn luyện tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng vừa phải (Tính theo chỉ số BMI).
- Điều trị ổn định các bệnh mạn tính nếu có như COPD, đái tháo đường, xơ gan. Bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào… nếu nghiện.
- Trang bị bảo hộ đầy đủ bao gồm: Khẩu trang, mũ, kính, găng tay…khi chăn nuôi, mua bán, giết mổ gia cầm, không ăn thịt gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc mà phải đem tiêu huỷ ngay khi phát hiện.
- Tiêm phòng: Hiện chưa có vacxin phòng cúm A/H7N9, Bộ Y tế khuyến khích người dân, nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao, người già, trẻ em… nên tiêm phòng vacxin phòng cúm mùa đều đặn hàng năm vì loại vacxin này cũng có tác dụng làm giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tử vong do các chủng cúm nguy hiểm gây ra như cúm A/H5N1, H7N9…
Đối với cộng đồng:
- Tuyên truyền cho người dân nắm được đầy đủ thông tin về dịch cúm để mỗi người chủ động có biện pháp phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống trong lành, giám sát đàn gia cầm nuôi trong khu vực.
Khi phát hiện người dân có triệu chứng cúm phải cách ly điều trị tại cơ sở y tế để hạn chế lây lan cho người khác, đồng thời báo cho các cơ quan có chức năng để giám sát dịch tễ, bao vây dập dịch nếu có.Ăn thịt gia cầm lợi có nguy hại?
Vi rút cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Vì vi rút cúm gia cầm được bất hoạt ở nhiệt độ thông thường được sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các phần của thực phẩm đều đạt nhiệt độ 70°C - rất nóng không có phần nào còn màu hồng), ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách hoàn toàn an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn được.
Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.
Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện phải nấu chín (đúng cách) và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.
Đến chợ mua thực phẩm có nguy hiểm không?
Khi đến các khu chợ bán động vật, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề mặt tiếp xúc với động vật. Nếu bạn sống ở trang trại và chăn nuôi động vật để làm thực phẩm, như lợn và gia cầm, thì hãy đảm bảo cho trẻ em tránh xa những động vật bị bệnh hoặc chết; tách biệt các loài động vật khác nhau càng xa càng tốt; và thông báo ngay cho nhà chức trách địa phương khi có động vật bị bệnh hoặc chết. Không nên giết mổ và chế biến thịt những động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh để ăn.
Vacxin phòng ngừa A(H7N9)?
Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa nhiễm cúm A(H7N9). Tuy nhiên, vi rút đã được phân lập và định danh từ những ca mắc cúm đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc bào chế vaccine là lựa chọn những vi rút ứng cử viên có thể đưa vào vaccine. WHO sẽ phối hợp với các đối tác tiếp tục định danh các loại vi rút cúm A ( H7N9) hiện có để xác định các chủng vi rút ứng cử viên tốt nhất. Sau đó những vi rút ứng cử viên cho vaccine này có thể được sử dụng để bao che (sản xuất) vaccine nếu cần thiet.
Điều trị H7N9?
Đến nay, 2 loại thuốc có tác dụng điều trị đặc hiệu vi rút cúm A/H7N9 là Oseltamivir (Tamiflu) và Zanamivir được Bộ Y tế chuẩn bị sẵn để điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H7N9. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng tốt nhất trong thời gian 48h sau khi bị sốt nên bệnh nhân nghi mắc cúm cần đến các bệnh viện sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng. Các biện pháp hồi sức tích cực như: thở máy, lọc máu ngoài cơ thể, truyền máu, truyền huyết tương, trợ tim mạch… được áp dụng cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch tuy nhiên tỷ lệ tử vong là rất cao
Nguy cơ mắc H7N9 của người dân?
Chúng ta vẫn chưa có đủ hiểu biết về những nhiễm trùng này để khang định kha nang ve nguy cơ đáng kể của việc virus lây lan trong cộng đồng. Khả năng này là chủ đề của các cuộc điều tra dịch tễ học hien đang được tiến hành.
Sự đe doạ với nhân viên y tế?
Nhân viên y tế thường tiếp xúc với các bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo việc dự phòng lây truyền các bệnh truyền nhiễm một cách phù hợp và triển khai kiểm soát áp dụng phù hợp tại các cơ sở y tế. Tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế cần phải được theo dõi sát sao. Cùng với sự phòng ngừa chuẩn, nhân viên y tế chăm sóc cho các bệnh nhân nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm cúm A (H7N9) nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa bổ sung để đảm bảo an toàn.
Nên điều tra ngăn chặn như thế nào?
Các cơ quan chức năng y tế quốc gia và địa phương hiện đang áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có:
- Tăng cường giám sát các ca viêm phổi chưa rõ nguyên nhân để đảm bảo phát hiện sớm và xét nghiệm khẳng định những ca mắc mới.
- Điều tra dịch tễ, bao gồm việc đánh giá những ca nghi ngờ và người tiếp xúc với những ca đã được xác định.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y để xác định nguồn gây nhiễm.
H7N9 và nguy cơ đại dịch?
Bất cứ vi rút cúm từ động vật mà phát triển có thể lây nhiễm cho người thì về lý thuyết đều có nguy cơ gây ra đại dịch. Tuy nhiên, liệu vi rút cúm A (H7N9) có thực sự gây ra đại dịch hay không thì điều này đến nay vẫn chưa thể biết được. Các vi rút cúm khác xuất hiện ở động vật mà được biết đôi khi lây nhiễm cho người cho đến nay chưa gây ra đại dịch trên người.