Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh

Tác giả: Đặng Ngọc Kiều Giang. Ngày đăng: 26-04-2017

Bệnh động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh xảy ra do hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn. Động kinh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống.

Bệnh động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương xảy ra khi hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.

Triệu chứng của bệnh động kinh

Triệu chứng của bệnh động kinh rất đa dạng. Một số bệnh nhân động kinh chỉ có triệu chứng là nhìn vô hồn trong vài giây, trong khi có những người khác lại có thể bị co giật tay hoặc chân lặp đi lặp lại

Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh  hình ảnh 1

Vì bệnh động kinh là do hoạt động bất thường của tế bào não nên cơn động kinh có thể ảnh hưởng bất kỳ quá trình nào mà não vận hành. Một cơn động kinh có thể gây ra các triệu chứng:

-         Hoang mang (lú lẫn) thoáng qua

-         Nhìn ngây người như bị thôi miên

-         Co giật tay chân không kiểm soát

-         Mất ý thức và giảm độ tỉnh táo

-         Có các triệu chứng tâm thần như biểu hiện hoảng loạn

Nguyên nhân của bệnh động kinh

Khoảng phân nửa bệnh nhân mắc bệnh động kinh không tìm được nguyên nhân. Trong một nửa kia, động kinh có thể liên quan đến nhiều yếu tố.

-         Ảnh hưởng di truy  n. Một số thể động kinh, phân chia theo kiểu biểu hiện của cơn, di truyền theo gia đình. Trong những trường hợp này, nhiều khả năng là có ảnh hưởng di truyền. 

-          Chấn thương đầu. Chấn thương đầu do tai nạn giao thông hay chấn thương khác có thể gây ra động kinh.

-         Bệnh của não. Một số bệnh của não có thể gây tổn thương não, như u não, đột quỵ, cũng có thể gây động kinh.

-         Bệnh nhiễm trùng. Các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não, viêm não do HIV hay virus khác, có thể gây bệnhđộng kinh.

-         Tổn thương trước sinh. Trước khi sinh, não thai nhi rất dễ bị tổn thương do những yếu tố như nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng hay thiếu dưỡng khí oxy. Những thương tổn não này có thể gây động kinh hoặc bại não.

Kết hợp nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh động kinh

Để chẩn đoán bệnh của bạn, bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và tiền sử bệnh. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh động kinh và nguyên nhân gây ra nó.

-         Khám thần kinh. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bạn về hành vi, khả năng vận động, hoạt động trí não và các mảng khác để chẩn đoán và xác định thể động kinh của bạn.

-         Xét nghiệm máu. Bạn có thể cần phải lấy máu để kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng, các vấn đề di truyền hay các bệnh khác có thể đi đôi với động kinh.

-         Bác sĩ cũng có thể đề nghị các xét nghiệm để phát hiện bất thường của não như:

  • Điện não đồ (EEG) . Đây là xét nghiệm thường dùng nhất để chẩn đoán động kinh. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ gắn các điện cực vào da đầu với chất như hồ dán. Điện cực sẽ ghi lại hoạt động điện của não. Nếu bạn bị động kinh, không khó để ghi nhận thay đổi trên sóng điện não, ngay cả khi không lên cơn. Bác sĩ có thể ghi hình (quay video) bạn trong lúc ghi điện não, cả khi thức và khi ngủ, để ghi nhận tất cả những kiểu động kinh mà bạn có thể có. Việc ghi hình này giúp bác sĩ xem bạn có bị động kinh không và nếu có thì là thể động kinh gì.
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT scan) . Đây là phương pháp dùng tia X để tạo hình ảnh cắt ngang của não. CT có thể phát hiện các bất thường của não có thể gây động kinh như u não, xuất huyết hay các nang.
  • Chụp Cộng hưởng từ (MRI) . Máy cộng hưởng từ dùng một khối nam châm cực mạnh và sóng vô tuyến để tạo hình ảnh chi tiết của não. Bác sĩ có thể phát hiện những thương tổn hay bất thường của não có thể gây động kinh.
  • Cộng hưởng từ chức năng (fMRI). Máy cộng hưởng từ chức năng đo sự thay đổi lưu lượng máu xảy ra khi một khu vực nào đó của não hoạt động. Bác sĩ thường khảo sát cộng hưởng từ chức năng trước khi mổ để xác định chính xác vị trí của các vùng chức năng quan trọng như nói và vận động để có thể tránh làm tổn thương những vùng này khi phẫu thuật.
  • Chụp cắt lớp (xạ hình) bằng bức xạ positron (PET). Máy PET scan dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân để hiển thị những vùng hoạt động của não và nhờ đó giúp phát hiện bất thường.
  • Chụp cắt lớp (xạ hình) bằng bức xạ đơn photon (SPECT). Kỹ thuật này chủ yếu được dùng khi MRI và điện não không chỉ ra được vị trí chính xác của nơi khởi phát động kinh.
  • Các trắc nghiệm tâm thần kinh. Trong các trắc nghiệm này, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng suy nghĩ, trí nhớ và ngôn ngữ của bạn. Kết quả có thể sẽ giúp xác định vùng não bị ảnh hưởng.

Điều trị bệnh động kinh thế nào?​

Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh  hình ảnh 2

Thuốc

Thông thường bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bệnh động kinh bằng thuốc. Nếu thuốc không kiểm soát được bệnh thì bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật hay các phương pháp khác. Hầu hết bệnh nhân bệnh động kinh có thể hết cơn chỉ với một loại thuốc, gọi là các thuốc chống động kinh. Một số khác có thể chỉ giảm số lần và cường độ cơn động kinh khi uống thuốc. Bác sĩ sẽ cho biết thời điểm an toàn để ngừng uống thuốc.

Hơn nửa số trẻ bị bệnh động kinh sau một thời gian không biểu hiện triệu chứng có thể ngừng thuốc và sống cả đời không bị lại. Nhiều người lớn cũng có thể ngừng thuốc sau một đến hai năm không lên cơn.

Phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh động kinh xuất phát từ một vùng nhỏ, được xác định rõ ràng trên não và không có ảnh hưởng đến các chức năng thiết yếu như nói, ngôn ngữ, vận động, nhìn hoặc nghe.

Trong ca phẫu thuât, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần não gây ra động kinh. Nếu ổ động kinh xuất phát từ vùng não điều khiển vận động, lời nói hay các chức năng khác, bác sĩ có thể để bạn tỉnh trong một phần của ca mổ nhờ đó theo dõi diễn biến của bạn và hỏi bạn trong suốt quá trình đó.

Nếu động kinh xuất phát từ phần não không thể cắt bỏ được thì bác sĩ có thể đề xuất một kỹ thuật mổ khác, trong đó bác sĩ sẽ cắt một số đường nhỏ trong não (cắt nhiều nơi dưới vỏ não). Những đường cắt này được vạch ra để ngăn hoạt động động kinh lan sang các phần khác của não.

Sau khi ca mổ thành công, mặc dù nhiều người vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để ngừa cơn động kinh, bệnh nhân có thể sẽ uống ít thuốc hơn hay liều thấp hơn.

Trong một số ít trường hợp, phẫu thuật điều trị động kinh có thể gây những biến chứng như thay đổi vĩnh viễn khả năng tư duy. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ về kinh nghiệm của ông, tỷ lệ thành công và biến chứng cho loại phẫu thuật mình đang định thực hiện.

Các liệu pháp khác

-        Kích thích thần kinh lang thang (thần kinh X). Trong kỹ thuật kích thích thần kinh lang thang, bác sĩ cấy một thiết bị gọi là máy kích thích thần kinh lang thang vào dưới da ở vùng ngực, tương tự như máy tạo nhịp tim. Dây dẫn từ máy kích thích sẽ nối vào thần kinh lang thang ở vùng cổ.

-         Ch ế độ ăn kiêng ketogenic (hay ch ế độ ăn ít tinh bột). Một số trường hợp trẻ em động kinh có thể giảm cơn co giật bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn nhiều mỡ và ít tinh bột. Với chế độ ăn kiêng này, cơ thể chuyển hoá mỡ thay vì tinh bột để sinh năng lượng. Sau một vài năm, một số trẻ có thể ngừng chế độ ăn này mà vẫn không tái phát. Hãy hỏi thêm bác sĩ nếu bạn và con bạn định thử chế độ ăn kiêng ketogenic. Điều quan trọng là đảm bảo con bạn không bị suy dinh dưỡng khi ăn kiêng.

Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị bệnh động kinh

Hiểu biết về bệnh động kinh có thể giúp bạn kiểm soát nó.

-         Uống thuốc đúng cách. Không điều chỉnh liều trước khi trao đổi với bác sĩ. Nếu bạn cảm thấy nên đổi thuốc, hãy bàn bạc với bác sĩ.

-         Ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây khởi phát động kinh. Hãy đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ mỗi đêm.

-         Đeo vòng cảnh báo y khoa. Cảnh báo này sẽ giúp nhân viên cấp cứu biết phải chữa cho bạn thế nào (nhất là trong trường hợp bạn bị mất ý thức).

-         Tập thể dục. Tập thể dục giúp giữ sức khoẻ và giảm trầm cảm. Hãy luôn nhớ uống đủ nước và nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt sau tập.

Bên cạnh đó, hãy chọn một cuộc sống lành mạnh như giảm stress, hạn chế rượu bia, và không hút thuốc.

Tags: động kinh

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Thay đổi lối sống giúp cải thiện bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một căn bệnh thường gặp trong nhóm các bệnh thần kinh xảy ra do hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn. Động kinh có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật kết hợp với thay đổi lối sống.

Liệu bạn có đang gặp những triệu chứng bệnh Alzheimer?

Alzheimer là một bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến não bộ, suy nghĩ và trí nhớ của con người. Cùng Finizz.com điểm qua các triệu chứng bệnh alzheimer dưới đây nhé.

Loạn tâm thần

Rối loạn tâm thần là một thuật ngữ tâm thần có nghĩa rộng, mô tả một trạng thái tinh thần, trong đó người bệnh bị mất khả năng phân biệt giữa suy nghĩ thực và suy nghĩ không thực, cảm giác. Có niềm tin kỳ lạ (ảo tưởng), nhìn thấy và nghe thấy những điều không tồn tại (ảo giác), bất động tư thế (căng trương lực) có thể xảy ra trong một giai đoạn loạn thần. Những người dùng chất gây nghiện bất hợp pháp và những người có bệnh lý tâm thần như tâm thần phân liệt, trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có nguy cơ bị rối loạn tâm thần. Mặc dù không phổ biến, bệnh nhân có thể trải qua giai đoạn loạn thần kinh gây nguy hiểm và tổn thương chính mình và người khác.

Muốn ngủ ngon đừng bỏ qua các cách trị mất ngủ dưới đây

Bạn liên tục bị trằn trọc? Tỉnh giấc nữa đêm vì không ngủ được? Vậy thì còn chừng chờ gì nữa mà không tham khảo các cách chữa mất ngủ của Finizz.com dưới đây.

Học cách bắt bệnh khi bị đau nửa đầu trái và phải

Đau nửa đầu trái hay phải đều là dấu hiệu của nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác nhau. Hãy cùng Finizz.com khám phá nhé.

Đừng chủ quan với bệnh viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lây nhiễm và có khả năng thành dịch. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Đau dây thần kinh tọa, ai cũng có thể mắc phải

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở bất cứ ai hay bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên những người làm những công việc tay chân nặng nhọc là nhóm có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Nhức đầu ở trẻ em

Nhức đầu ở trẻ em là một tình trạng bệnh phổ biến, xảy ra ở 90% ở trẻ tuổi học đường. Có nhiều loại nguyên nhân gây nhức đầu trẻ em, từ những nguyên nhân thường gặp không có hại đến những nguyên nhân nghiêm trọng nhưng ít gặp. Giống như ở người trường thành, trẻ em có thể mắc nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu migrain, nhức đầu liên quan đến stress (nhức đầu do căng thẳng), cũng có thể mắc nhức đầu hàng ngày mạn tính.

Ngất xỉu lúc đi tiểu

Ngất xỉu khi đi tiểu hoặc ngay sau khi đi tiểu thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi khi tiểu tiện ban đêm. Điều này xảy ra bởi vì việc tiểu tiện kích thích các dây thần kinh phế vị mà sau đó gây ra tụt huyết áp và nhịp tim chậm nên dễ ngất xỉu. Một số loại thuốc, uống rượu và bị mất nước có thể làm tăng tần số ngất xỉu khi đi tiểu.

Dấu hiệu cảnh báo hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson là bệnh do thoái hóa tế bào thần kinh ảnh hưởng đến chức năng vận động của cơ thể. Đây được coi là một căn bệnh thời đại bởi số lượng người bệnh ngày càng tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới