Tai Mũi Họng

xin chào BS dạo này tai của con trở nên lùng bùng, nói chuyện không được rõ tiếng cho lắm con không biết tại sao vì lúc trước mỗi khi ngủ con thường đeo tai phone nghe nhạc không biết phải vì nguyên nhân này không, có cách nào để trị hết không, xin cảm ơn!

Cao Nhật Anh

(2016/05/01 15:51)

Chào bạn,
Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu. Nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi. Vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
\nMỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số.
Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.
“Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác”
\n Đa số phát hiện thì đã muộn
\n Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.
“Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ đeo tai nghe để nghe nhạc liên tục có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác”
Vấn đề của bạn, thính giác của bạn đã bắt đầu lên tiếng. Vì vậy bạn nên bắt đầu giảm thời gian sử dụng tai nghe, bổ sung thêm những sản phẩm Kim Thính có tác dụng phục hồi tổn thương tế bào thần kinh tai, cải thiện ù tai hiệu quả.
\nChú ý khi đeo tai nghe
Một tai nghe thông thường có thể nâng tần số âm thanh ở 9 đê-xi-ben, mức âm lượng này khá lớn & đủ giúp các tín đồ âm nhạc có thể cảm nhận được âm thanh trung thực. Tuy nhiên đa phần những mẫu tai nghe nhỏ gọn này lại không che kín tai hoàn toàn do đó người thưởng thức âm nhạc tiếp tục bị tác động từ các âm thanh bên ngoài. Khi đó, hiển nhiên là người nghe sẽ phải tăng mức âm lượng cao hơn & đây chính là điều không tốt mà rất ít người có thể nhận thức được.
- Tránh để âm lượng quá lớn, giữ sao để cường độ âm thanh không vượt qua 60% tính theo mức cao nhất. Khi làm được mức này bạn hoàn toàn nghe nhạc thoải mái mà không sợ tác động xấu gì đến tai.
\n- Chọn các loại tai nghe vừa với lỗ tai để không cần nâng volume do nhiễu của tiếng động từ ngoài. Hoặc không thì hãy nhớ rằng: nếu vặn volume càng to thì thời gian nghe càng nên được rút ngắn.
- Hãy đeo những loại tai nghe ôm cả tai. Dạng headphone như vậy sẽ tránh không cho tạp âm bên ngoài khiến vào sự “trung thực” của âm nhạc, dù vậy mẫu tai nghe này lại có giá khá cao & cũng lớn do đó không dành được nhiều sự ưu ái những người sử dụng.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
chúa bị viêm xoang thì phải điều trị như thế nào ạ?

võ thị thương

(2014/10/07 22:02)