Cơ Xương Khớp

chào bác sĩ, bé nhà cháu tay bị bàn to bàn tay bé, ra viện nhi khám bs bảo bị phù đại tay, chỉ theo dõi, nhưng cháu k yên tâm chỉ lo nó cứ phát triển như vậy mãi thì tnao, cháu muốn xin ý kiến của bác sĩ ạ

nguyễn bá tú tài

(2016/04/26 16:09)

Chào bạn,
Phù là hiện tượng trẻ bị sưng ở một số nơi trên cơ thể, thường là ở chân, mặt, tay. Có nhiều nguyên nhân gây ứ dịch trong mô khiến trẻ cho trẻ bị phù: do trẻ ăn quá mặn, đứng hay ngồi quá lâu; do một số bệnh lý như: bệnh về tim, gan, phổi, thận; hoặc do trẻ bị dị ứng.\nTriệu chứng trẻ bị phù\nTại những vị trí trẻ bị phù, Da sẽ sưng căng và chuyển màu nhợt nhạt, khi dùng ngón tay ấn lên đó khoảng 15 giây thì thấy Da bị lõm xuống. Đồng thời, trẻ có thể bị vàng da, tiếu ít, ngứa ngáy khó chịu, hoặc tăng cân nhanh.\nKhi xuất hiện những dấu hiệu phù, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng, xét nghiệm máu và nước tểu, chụp X-quang phổi…, bác sĩ mới có thể đưa ra kết luận cụ thể về nguyên nhân và tình trạng của bệnh.\nPhương pháp điều trị\nCần dựa vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân bệnh để đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Cha mẹ nên lưu ý:\n * Điều chỉnh lại chế độ ăn của trẻ, giảm bớt muối.\n * Không nên uống quá nhiều nước\n * Không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu\n * Khi trẻ nằm, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để trẻ kê chân lên.\n * Tại vùng Da bị phù, nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để khỏi nhiễm trùng, tránh bị tổn thương bởi một số tác động bên ngoài hoặc áp lực, nhiệt độ…\nNgoài ra, bác sĩ có thể kê thuốc lợi tiểu cho trẻ uống để giảm bớt các triệu chứng phù.
Thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan