Sản Phụ Khoa

Chao bac sy. nam nay toi 46 tuoi da tat kinh mot nam nay. Hien tai suc khoe cua toi van binh thuong nhu truoc khi tat kinh. nay toi muon uong tam that hang ngay vao thoi diem nay co duoc khong? neu uong thi bao nhieu lau thi dung, va bao lau thi duoc uong tiep. dong thoi toi muon lam sua dau nanh de uong trong ngay hai thu day co ket hop duoc khong? neu uong sua dau nanh co duoc dung thuong xuyen khong vi toi nghe noi dau nanh cung khong duoc dung trong thoi gian dai. Cam on bac sy

Đặng Giang Châu

(2016/03/10 01:49)

Chào chị,
Tam thất có tên khoa học: Panax Pseudo-Ginseng Wall, thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae)
Thành phần hóa học: Củ Tam thất có các chất như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, các nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất Saponin: Arasaponin A, Arasaponin B. Saponin trong tam thất ít độc.\nTheo Đông y: Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau.\nTheo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ.\nTheo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng:\n- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.\n- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).\n- Kích thích miễn dịch.\n- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.\n- Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.\nTheo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau… được dùng trong các trường hợp huyết áp cao, viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, đái tháo đường, các chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương, chữa kém trí nhớ, ăn uống kém, ra mồ hôi trộm, lao động quá sức.\nGần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú) với những kết quả rất đáng khích lệ. Một số bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng dùng tam thất được.\nPhụ nữ có thai không được uống tam thất.\nTừ những tác dụng kể trên cho nên người xưa thường ví tam thất là loại thuốc "kim bất hoán" tức là vàng không đổi được.\nDo vậy, chị có thể dùng được tam thất mỗi ngày 5-8g, chia làm hai lần uống. Bột tam thất hòa chung với nước ấm uống tốt cho sức khỏe (phụ nữ sau sanh dùng rất tốt) và có thể dùng lâu dài.\nTam thất là một loại thuốc quý, giá thành cao nên người mua thường muốn mua củ về tự tán bột cho yên tâm thuốc không bị pha trộn hoặc lẫn tạp chất.\nCách tự chế biến: Tam thất là một loại củ rất cứng, khi chế biến bạn nên rửa sạch, đồ (hấp) lên cho mềm sau đó thái mỏng, phơi khô rồi tán mịn (bạn có thể dùng cối xay tiêu-của máy xay sinh tố để tán mịn). Bảo quản trong lọ khô và dùng dần.
Về việc dùng sữa đậu nành chị cũng có thể dùng nhưng chỉ nên dùng 1-2 ly mỗi ngày.
Chúc chị sức khỏe

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan