Thần Kinh

Chào các chuyên gia,e nghĩ mình đang bị chứng bệnh ÁM ẢNH VỀ HIV,chuyện là như thế này:khoảng 2 năm trc một lần đi xe đạp bị ngã đạp chân xuống vũng bùn thì e thấy chân mình có vết xướt nhỏ tròn giống như đầu kim,sau đó 1 năm sau e đã XN ÂM Tính nhưng từ đó e thấy mình như bị ám ảnh quá mức bởi nó,nhưng 1 thời gian sau thì nó mất đi,rồi tới hiện tại là khoảng 2 năm sau e nhớ lại chuyện đó thì bỗng cơn ám ảnh lại tái phát,e sợ đến nỗi nhốt mình trog nhà ko dám ra đường,mỗi khi đi đâu cũng sợ bị kim chích,ko dám động vào ai,thấy máu là e hoảng loạn ngay,bây giờ cuộc sống của e chỉ là 1 vòng luẩn quẩn sống trog lo âu sợ hãy hàng ngày,e rất khổ sở,e cảm thấy càng ngày cơn ám ảnh càng nặng hơn và đặc biệt là nửa tháng trc e đi đg đạp phải thứ gì giống máu của ngta e có đến bv và cả trug tâm y tế dự phòng thì đc các bác sĩ chuyên điều trị hiv nói là ko có nguy cơ còn bên kia họ nói cho e chọn có mún dùng thuốc phơi nhiễm hay ko và e đã dùng thuốc bây giờ có qá nhiều thông tin làm e rối quá,có thể người thường thấy ko có gì nhưng với e nó đáng sợ và vô cùng khủng khiếp,e có đến bv khoa tâm thần kinh khám nhưng ko nói là ám ảnh hiv mà nói e bị ám ảnh bệnh(thật ra e cũng có bị ám ảnh mình bị những bệnh khác như nan y nhưng ko nhiều,cũng ko ảnh hưởng gì) bac sĩ chỉ cho thuốc uống khoảng 3 tháng rồi nhưng thật ra e uống thuốc vào thì chẵng qua chỉ có cảm giác là mình đã đc uống thuốc vậy thôi chứ e thấy cũng ko đỡ đc đáng kể,nhưng e ko đc điều trị tâm lý,vậy bs cho e hỏi chứng bệnh như e điều trị thế nào,thời gian,cách thức,đã 4 tháng nay ko đêm nào e yên giấc,e ko chịu nỗi nữa...e mog các chuyên gia giải thích cặn kẻ giùm e và e xin cảm ơn

Phi long

(2016/02/02 03:56)

Chào bạn,
Liệu pháp tâm lí, trị liệu hành vi là liệu pháp cần sự cố gắng và nỗ lực của bản thân bệnh nhân và sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Trị liệu hành vi là biện ệnh nhân cần suy nghĩ kỹ và chủ động lựa chọn để đối diện với vật thể hoặc ý tưởng gây sợ hãi, điều này có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua trí tưởng tượng. Người giúp đỡ sẽ khuyến khích bệnh nhân kiểm soát hành vi cưỡng chế, có thể là bác sĩ trị liệu tâm lí hoặc một người khác mà bệnh nhân tin tưởng.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan