Thoát Vị Đĩa Đệm, Gai - Thoái Hóa Đốt Sống

Tôi bị đau vùng gáy cổ, sau khi chụp MIR thì Bác Sỉ kết luận: LỒI ĐĨA ĐIỆM TẦNG C5/C5 TRUNG TÂM # 1,4 MM ÉP MẶT TRƯỚC BAO MÀNG CỨNG, KHÔNG HẸP LỖ LIÊN HỢP, KHÔNG ÉP RỄ THẦN KINH HAI BÊN. Xin cho hỏi tình trạng bệnh của tôi như thế nào ,có điều trị khỏi được không và nên điều trị ở đâu? Xin cảm ơn!

Nguyễn Văn Dũng

(2016/07/26 17:20)

Chào bạn!
Phình lồi đĩa đệm không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị, phòng ngừa có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm - đây là mối nguy hiểm thật sự gây ảnh hưởng lớn đến vận động và sinh hoạt của người bệnh. Đĩa đệm được cấu tạo bởi ba thành phần: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt rất đặc biệt, các vòng sụn rất dẻo và có độ chun giãn rất cao ôm lấy nhau. Đĩa đệm bình thường được giữ ở vị trí giữa hai đốt sống trên và dưới bởi các dây chằng nối giữa hai đốt sống. Nhờ tính chất đàn hồi nên đĩa đệm làm nhiệm vụ như một bộ phận giảm xóc, giúp cho cột sống thực hiện chức năng vận động của mình (cúi, ngửa, nghiêng...) một cách mềm dẻo.
Phình lồi đĩa đệm là thể nhẹ của thoát vị đĩa đệm khi đĩa đệm chỉ mới phồng (lồi) ra sau, về phía vòng sợi bị suy yếu, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và thường không gây chèn ép thần kinh.Trong nhiều trường hợp bị phình lồi đĩa đệm, người bệnh có biểu hiện tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân. Tuy nhiên phình lồi đĩa đệm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau cột sống thắt lưng và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời cộng với sự tác động của quá trình lão hóa, mang vác nặng, chấn thương,… thì phình lồi đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm thực sự. Lúc này, nhân nhầy bên trong lệch khỏi vị trí trung tâm, thậm chí thoát ra ngoài, chèn ép trực tiếp lên tủy sống và các dây thần kinh, gây đau lưng, tê mỏi, teo cơ, giảm khả năng vận động, nặng hơn có thể gây liệt, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Để điều trị khỏi hoàn toàn thì không thể điều trị được, mục đích điều trị là bảo tồn, duy trì phục hồi vận động. Tùy theo mức độ, vị trí phình lồi cũng như mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, hạn chế mang vác vật nặng, tránh chấn thương cột sống, có chế độ lao động, sinh hoạt hợp lý để tránh đau tái phát hoặc tiến triển sang thoát vị đĩa đệm.
Để phòng ngừa phình lồi đĩa đệm cũng như thoát vị đĩa đệm cột sống cần luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý; thường xuyên tập thể dục rèn luyện để có một cơ thể khỏe mạnh và cột sống vững chắc. Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày (ngồi học, ngồi làm việc, mang vác vật nặng đúng cách,..). Cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Ngồi lâu kéo dài trong tư thế gò bó cũng ảnh hưởng không tốt đến cột sống thắt lưng. Hạn chế mọi nguy cơ bị chấn thương cho cột sống khi lao động, tham gia giao thông, các vận động, động tác thể thao quá mức và kéo dài,...
Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng cao, con người quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân, nhưng bệnh tật không vì thế mà giảm đi. Việc sử dụng thuốc tây quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và gặp những tác dụng không mong muốn. Điều đó làm nhiều người quan tâm tìm đến những dòng thảo dược từ tự nhiên. Đi đầu là thực phẩm chức năng Cốt Thoái Vương. Cốt Thoái Vương được chiết xuất từ thành phần chính là dầu vẹm xanh, có hoạt tính sinh học cao, chống oxy hóa, tăng sức đề kháng. Kết hợp với các thành phần tự nhiên khác như thiên niên kiện, nhũ hương, các vitamin, glycin tạo thành một công thức toàn diện hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các trường hợp thoái hóa đốt sống, gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm gây đau ở cột sống, đau thần kinh tọa…
Chúc sức khỏe
Chuyên viên cơ xương khớp

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan