Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Tác giả: Nhung Huyền. Ngày đăng: 18-06-2017

Ung thư cổ tử cung đang trở thành mối lo ngại rất lớn cho nhiều chị em hiện nay. Số lượng ca mắc bệnh ngày càng tăng nhanh và khi phát hiện thường ở trong những giai đoạn cuối. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và phát hiện căn bệnh nguy hiểm này?

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 4, nguyên nhân thứ hai gây tử vong cho phụ nữ. Trên toàn cầu ước tính cứ 2 phút có một phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung.

Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, khi triệu chứng xuất hiện, thông thường là lúc ung thư đã phát triển và ở vào giai đoạn khó điều trị. Giai đoạn trễ, người bệnh có thể chảy máu sau giao hợp hay chảy máu tự nhiên, tiết dịch hôi, đau vùng chậu.

                                 

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

 

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung         

  • Giai đoạn 1: Nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus)

Tình trạng nhiễm vi rút HPV thực tế xảy ra thường xuyên khi phụ nữ có quan hệ tình dục ở những người có độ tuổi còn trẻ.

Khi quan hệ tình dục, phần lớn các bạn gái sẽ vị nhiễm loại vi rút này và rất may mắn là chúng có thể tự biến mất và hoàn toàn không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp vi rút này có thể làm cho các tế bào của cổ tử cung phát triển bất bình thường gây ra ung thư cổ tử cung.

  • Giai đoạn 2: Tiền ung thư

Các trường hợp phụ nữ bị nhiễm vi rút HPV gây ảnh hưởng sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung và ở giai đoạn đầu của bệnh. Đối tượng người bệnh chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29.

Những người bệnh ở giai đoạn này vẫn hoàn toàn bình thường và chưa thấy có biểu hiện gì vì thời gian kể từ khi bị nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm. Trong khoảng thời gian ngày, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đúng phương pháp sẽ có thể không phát triển thành ung thư.

  • Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn

Ung thư cổ tử cung khi ở giai đoạn chưa gọi là ung thư (giai đoạn 2) nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ phát triển thêm và chính thức được xác định mắc bệnh. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại một kết quả khả quan cho người bệnh.

Nếu sau khi điều trị mà các tế bào ung thư không phát triển thêm thì bệnh được chữa khỏi. Các trường hợp còn lại gọi là ung thư ác tính sẽ di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?-hình 2

Các giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung?

  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn

Đây được gọi là giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung khi các tế bào ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ở giai đoạn này, bệnh trở nên rất nguy hiểm và đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Phương pháp điều trị chính trong trường hợp này là xạ trị và hóa trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư ở một mức độ nhất định và phụ thuộc vào sự phát triển của nó. Điều đó cũng có nghĩa là bệnh khó có thể được chữa trị hoàn toàn và chỉ có ý nghĩa kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Phần lớn phụ nữ mắc bệnh ở giai đoạn này là sau thời kì mãn kinh.

 

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Một số phương pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung

  1. Tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đối với trẻ gái và phụ nữ giai đoạn từ 9-26 tuổi. Nên tiêm vắc xin trước khi quan hệ tình dục để thuốc có tác dụng cao nhất. Vaccin HPV cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư dương vật ở nam giới.
  2. Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái đồng thời hạn chế căng thẳng
  3. Định kỳ 6 tháng – 1 năm bạn nên khám phụ khoa 1 lần và làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh phụ khoa, đặc biệt là những biểu hiện ban đầu của bệnh ung thư cổ tử cung.
  4. Quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su trong tất cả các lần quan hệ, hạn chế dùng thuốc tránh thai đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp.
  5. Tránh hút thuốc lá hay tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.
  6. Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy,…
  7. Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt là trong những thời điểm nhạy cảm như: kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, tiền mãn kinh, mãn kinh, sinh nở, giai đoạn sau sinh,…
  8. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không sinh nhiều con.
  9. Chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin

 

Tầm soát ung thư cổ tử cung là như thế nào?

 

Độ tuổi thực hiện: phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 21 đến 60.

Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung

  1. Quy trình:

Bước 1: Lấy dụng cụ bằng nhựa hoặc kim loại để bắt đầu quy trình kiểm tra. Sau đó, sẽ thu thập tế bào và 1 số chất nhầy từ cổ tử cung và khu vực lân cận.

Bước 2: Đặt các tế bào vừa thu thập vào kính hiển vi để kiểm tra. Với bước 2 có thể xác định được đó là tế bào ung thư hay tế bào bình thường, không nguy hiểm. Cách kiểm tra PAP (phết tế nào) được thực hiện nhanh chóng, không gây đau đớn, kết quả chính xác vì thế được hầu hết các bệnh viện lớn áp dụng trong chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Virus HPV được nhắc tới nhiều liên quan tới nguyên nhân ung thư cổ tử cung. Vì thế, bên cạnh Pap bác sỹ có thể làm thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra có lây nhiễm rirus HPV gây bệnh hay không. Tùy vào từng trường hợp, có thể thực hiện cả 2 hoặc 1 trong 2.

  1. Một số chú ý trước khi thực hiện tầm soát UT cổ tử cung

Sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt là thời điểm tốt nhất để thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung.

Trong vòng 2 ngày trước khi thực hiện không nên quan hệ tình dục. Bởi hoạt động tình dục có thể gây trầy xước, tổn thương vùng kín. Điều này có thể ảnh hưởng tới kết quả chính xác khi chẩn đoán ung thư cổ tử cung.

Khuyến cáo không sử dụng kem bôi và loại bỏ các tác động có thể dẫn tới tổn thương âm đạo. Như vậy việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung mới đảm bảo tính chính xác.

 

Cùng chuyên mục

Pf img2 b3eae14afaab75989268289261ab0679dc7c5949fbae718a66096d20f818fd4e

Nhiều phụ huynh cứ lầm tưởng chỉ có phụ nữ trưởng thành mới hay mắc bệnh phụ khoa. Nhưng thực tế, ngay cả những em gái nhỏ tuổi cũng có thể mắc bệnh nếu không được chăm sóc tốt và có chế độ vệ sinh hợp lý. Và triệu chứng viêm nhiễm ở các bé gái không biểu hiện nặng nề nên các bậc phụ huynh thường...

Phụ khoa

- 06/04/2018

194 img2

Siêu âm phần phụ là một trong những phương pháp hỗ trợ việc điều trị bệnh liên quan đến các bệnh phụ khoa mà chị em luôn ám ảnh. Qua một cuộc khảo sát và thống kê, có khoảng trên 30% các chị em nằm trong độ tuổi sinh sản đang mắc hoặc có nguy cơ mắc bệnh viêm phần phụ. Chính vì thế, việc siêu âm ...

Phụ khoa

- 05/04/2018

Avata kham phu khoa

Xem hình ảnh khám phụ khoa sẽ phản ánh các bệnh phụ khoa - các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản của phụ nữ. Không ít chị em mắc phải các bệnh này nhưng lại không nhận ra hoặc chủ quan. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây,...

Phụ khoa

- 02/04/2018

 mg 7440

Các căn bệnh phụ khoa luôn là vấn đề khó nói đối với chị em phụ nữ. Tỉ lệ mắc các căn bệnh về phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo,.. ngày càng tăng và có nguy cơ biến chứng ngày càng cao. Bằng việc tham gia khám bệnh định kì tại các phòng khám phụ khoa có thể giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm...

Phụ khoa

- 02/04/2018

Avatar

Ngày càng có nhiều tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị em phụ nữ, thế nên việc khám phụ khoa nữ là điều cần thiết. Chúng ta nên đến các phòng khám phụ khoa ở bệnh viện hay ở các phòng khám tư mỗi năm 1 lần cho người từ 18 tuổi trở lên.

Phụ khoa

- 27/03/2018