Bảo vệ sự phát triển thai nhi bằng cách khám răng khi mang thai

Tác giả: Thuong Hoai. Ngày đăng: 30-03-2018

​Sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, vì vậy các mẹ bầu nên thường xuyên đi khám răng khi mang thai.

Vì sao cần khám răng khi mang thai?

Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm.

Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng. Các chuyên gia về răng miệng cho biết, nếu các bà bầu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì sẽ có khá nhiều rủi ro xảy ra. Theo Hiệp hội Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ, trong quá trình mang thai, phụ nữ có nguy cơ sâu răng và viêm nướu cao hơn các khoảng thời gian khác. Lí do là vì các mẹ bầu có xu hướng tiêu thụ carbohydrate nhiều hơn. Một số khác gặp phải các triệu chứng ốm nghén như nôn mửa, đầy hơi, chảy máu chân răng. Đây chính là những khó khăn khiến bà bầu không thể chải răng đúng cách, thường xuyên. Từ đó làm gia tăng mảng bám, nguy cơ sâu răng, viêm lợi cùng nhiều bệnh răng miệng khác.

Nếu không khám răng khi mang thai, ngoài hiện tượng sâu răng, mẹ bầu còn có thể bị gặp chứng mòn răng. Bình thường răng được bảo vệ bởi lớp men răng. Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm. Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý tuy nhiên rất khó hồi phục, có nguy cơ cao phải nhổ răng. Trong trường hợp mòn đến lộ ngà, thai phụ sẽ cảm giác ê buốt, đặc biệt khi uống nước đá, hay tiếp xúc không khí. Tình trạng này điều trị phục hồi khá phức tạp.

 

Các bệnh răng miệng ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nếu không khám răng khi mang thai

Không chỉ đơn thuần là răng trông xấu xí và hơi thở có mùi khó chịu, một số bệnh nhiễm trùng răng miệng trong quá trình mang thai có thể khiến trẻ bị sinh non hoặc sinh ra có cân nặng thấp.

Thêm nữa, ở tháng thứ 5 - 6 (thai nhi ở 24 - 25 tuần tuổi) là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi.

Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Họ cũng thống kê được rằng, 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng được điều tra đẻ non trước tuần thứ 35.

 

Thời điểm nào mẹ bầu nên khám răng khi mang thai

Các mẹ bầu nên đi khám răng định kỳ khi mang thai để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tốt nhất mỗi 3 tháng. Nếu phát hiện có vôi răng, nha sĩ có thể lấy sạch vôi răng và mảng bám.

Bảo vệ sự phát triển thai nhi bằng cách khám răng khi mang thai

Bảo vệ sự phát triển thai nhi bằng cách khám răng khi mang thai

 

Một số thủ thuật khám răng không nên thực hiện khi mang thai

Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, một số thủ thuật như làm trắng răng hoặc các thủ thuật thẩm mỹ răng miệng khác không nên thực hiện với phụ nữ mang thai. Bởi vì nồng độ chất tẩy trong thuốc tẩy trắng răng có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, dù là rất nhỏ và hiếm gặp nhưng các mẹ bầu cũng cần chú ý.

Chụp X quang răng tuy không phát ra quá nhiều tia phóng xạ và sẽ có những biện pháp an toàn để bảo vệ em bé trong bụng. Tuy nhiên, phần lớn các bác sĩ đều tránh chụp X quang răng của mẹ bầu cho đến khi em bé được sinh ra, nhằm để đảm bảo an toàn hơn.

Việc khám răng và làm sạch cao răng định kỳ thì hoàn toàn an toàn và có thể được tiến hành trong suốt thai kỳ. Các thủ thuật khác như hàn thân răng hoặc hàn răng sâu cũng có thể được thực hiện trong khi mang thai để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng. Tốt nhất những thủ thuật này nên được tiến hành vào 3 tháng giữa của thai kỳ. Vì khi đó, các bà bầu đã bớt ốm nghén và có thể ngồi trên ghế nha khoa một cách thoải mái. Còn ở 3 tháng cuối, lúc này bụng bầu đã lớn hơn, chị em có thể cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí là không thể nằm ngửa được.

Sản phụ nên khám răng khi mang thai định kỳ để được tư vấn tốt nhất

Sản phụ nên khám răng khi mang thai định kỳ để được tư vấn tốt nhất

Nếu đang trong thời gian cho con bú mà phải tiến hành các thủ thuật nha khoa, thì bạn hãy cho nha sỹ biết là bạn đang cho con bú. Lúc đó, nha sỹ có thể sẽ sử dụng loại thuốc phù hợp nhất.

Sức khỏe răng miệng thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc có một quá trình sinh nở khỏe mạnh. Vì vậy, khi lên kế hoạch cho việc có con, các chị em hãy đến gặp nha sĩ để khám răng khi mang thai định kỳ để đảm bảo em bé sẽ có những sự khởi đầu tốt nhất. Và để tiết kiệm thời gian các mẹ bầu đặt lịch khám ở các phòng khám Nha khoa của các bác sĩ chuyên khoa qua Finizz.com để được hỗ trợ xếp lịch khám nhanh chóng nhất nhé!

Cùng chuyên mục

Download

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có 3 mốc siêu âm quan trọng là tuần thứ 12, tuần thứ 22 và tuần thứ 32. Vậy mốc quan trọng đầu tiên khám thai 12 tuần tiết lộ những điều gì cho kỳ thai sản, mẹ bầu có thắc mắc không?

Sản Phụ Khoa

- 13/04/2018

Download

Mới mang thai siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu thắc mắc. Nhiều mẹ bầu cân nhắc việc có nên siêu âm đầu dò khi mới mang thai.

Sản Phụ Khoa

- 13/04/2018

Xet nghiem beta hcg het bao nhieu tien 1

Khi chị em sử dụng phương pháp xét nghiệm máu xác định có thai sẽ có thể thực hiện sớm và chính xác hơn phương pháp thử thai bằng que thử.

Sản Phụ Khoa

- 10/04/2018

Benh tim va thai san 1.max 700x700

Xét nghiệm máu giúp phát hiện được thai sớm, xét nghiệm máu thử thai bao lâu có kết quả chỉ 1 giờ vì đây là xét nghiệm lâm sàng.

Sản Phụ Khoa

- 09/04/2018

554100829

Xét nghiệm máu thai kỳ nên được thực hiện sớm để phòng các bệnh tật bị lây từ mẹ sang con và có thể được kiểm soát hay có cách chăm sóc ngăn ngừa phù hợp.

Sản Phụ Khoa

- 07/04/2018