Cần xét nghiệm máu thai kỳ, TẠI SAO?

Tác giả: Minh Đăng. Ngày đăng: 07-04-2018

Xét nghiệm máu thai kỳ nên được thực hiện sớm để phòng các bệnh tật bị lây từ mẹ sang con và có thể được kiểm soát hay có cách chăm sóc ngăn ngừa phù hợp.

Xét nghiệm máu thai kỳ được xem là một xét nghiệm rất cần thiết đối với thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Thông qua kết quả xét nghiệm máu thai nhi, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan về sức khỏe của mẹ và bé, từ đó sẽ dự đoán những nguy cơ có thể xảy ra, phát hiện ra những bất thường, sớm can thiệp để hạn chế những rủi ro đáng tiếc.

Xét nghiệm máu thai kỳ để biết về nhóm máu

Nhóm máu: Thai phụ cần phải được kiểm tra nhóm máu đề phòng trường hợp cần truyền máu khi mang thai hoặc sinh nở, mẹ bầu nên kiểm tra nhóm máu để chuẩn bị. Nhóm máu O là phổ biến nhất, nhóm máu A, B và AB ít phổ biến hơn.

Xét nghiệm máu thai kỳ để biết về nhóm máu

Xét nghiệm máu thai kỳ để biết về nhóm máu

Yếu tố Rh: Bác sĩ cần biết liệu bạn có âm tính hay dương tính với Rh. Nếu bạn âm tính với Rh (Rh-), còn chồng bạn dương tính với Rh (Rh+) thì thai nhi có thể mang Rh(+). Khi đó, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi.

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rh thì phải đặc biệt chú ý. Nếu mẹ là âm tính Rh-, trong khi bố dương tính Rh+, bé con sinh ra có thể mang nhóm máu Rh+. Lúc này, trong thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất những kháng thể, phá hủy hồng cầu ở cơ thể bé. Với trường hợp này, bà bầu có nhóm máu RH - sẽ được chích Globulin miễn dịch Rh, ngăn chặn các kháng thể chống Rh gây nguy hiểm trong quá trình mang thai hay lần mang thai tiếp theo.

Xét nghiệm máu thai nhi để kiểm tra hàm lượng sắt

Hàm lượng sắt: Cơ thể mẹ cần sắt để sản xuất heamoglobin, giúp mang ôxy vào hồng cầu. Xét nghiệm máu cho biết hàm lượng heamoglobin là thấp - một dấu hiệu thiếu máu. Nếu thiếu máu, bác sĩ sẽ tư vấn chế dộ dinh dưỡng và uống bổ sung sắt. Mức heamoglobin được kiểm tra lại ở tuần thứ 28 nhưng nếu bạn thấy mệt mỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bạn nên đề nghị được kiểm tra máu sớm hơn dự kiến.

Hồng cầu bất thường: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra bệnh tế bào hình liềm hoặc bệnh thalassaemia. Rối loạn tế bào máu có thể làm bạn bị thiếu máu truyền vào cho bào thai.

Phụ nữ mang thai thường gặp tình trạng thiếu máu trong thai kì và sau sinh, việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Thông qua việc xét nghiệm máu thai kì, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh tế bào hình liềm hoặc thalassaemia giúp thai nhi phòng ngừa những dị tật không đáng có.

Xét nghiệm máu thai kỳ cho biết hàm lượng heamoglobin có trong máu. Nếu lượng chất này thấp, đây là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để sản xuất heamoglobin, mang ô-xy vào hồng cầu.

Vì thế, qua xét nghiệm máu bác sỹ sẽ kết luận được chính xác mẹ bầu có đang bị thiếu sắt hay không? Từ đó sẽ có những giải pháp để ổn định tình hình sức khỏe tốt nhất.

Xét nghiệm máu thai nhi để kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu thai nhi để kiểm tra hàm lượng sắt

Xét nghiệm máu thai nhi để tìm kháng thể HIV

Phụ nữ nên làm xét nghiệm tìm kháng thể HIV trước khi quyết định có thai. Trong trường hợp mang thai xét nghiệm phát hiện có HIV, thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn chăm sóc và điều trị dự phòng đúng cách để duy trì sức khỏe của mẹ và bé đồng thời hạn chế sự lây nhiễm từ mẹ sang bé.

Xét nghiệm máu thai kỳ giúp chẩn đoán một số bệnh như: giang mai, viêm gan B, hội chứng Down,…

Viêm gan B: Thai phụ có thể mang virut viêm gan B mà không biết, vì thế xét nghiệm máu là cách phổ biến để kiểm tra viêm gan B. Nếu bạn truyền bệnh cho con (trước hoặc sau khi bé chào đời) thì gan của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé nhiễm virut viêm gan B từ mẹ phải được tiêm phòng càng sớm càng tốt ngay sau khi chào đời

Giang mai: Xoắn khuẩn giang mai có thể nhiễm vào thai nhi khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ. Bệnh có thể làm ngưng sự phát triển của thai nhi, làm sinh non và thai chết sau khi sinh, khi sinh trẻ bình thường sẽ có phát triển giang mai bẩm sinh và có triệu chứng lâm sàng xuất hiện 10-20 năm sau với nhiều thay đổi về sinh lý, thần kinh, khiếm khuyết trí lực...

Chẩn đoán một số bệnh như: giang mai, viêm gan B, hội chứng Down,…

Chẩn đoán một số bệnh như: giang mai, viêm gan B, hội chứng Down,…

Xét nghiệm máu thai kỳ cần chuẩn bị những gì?

Việc lấy máu xét nghiệm tốt nhất là tiến hành vào buổi sáng, thai phụ cần nhịn ăn sáng để tiến hành lấy mẫu máu. Quá trình lấy mẫu diễn tra rất nhanh chóng và chị em nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để xét nghiệm nhé.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến việc xét nghiệm máu thai nhi. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các loại xét nghiệm này. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề siêu âm thai này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

Cùng chuyên mục

Avatar

​Sức khỏe răng miệng có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, vì vậy các mẹ bầu nên thường xuyên đi khám răng khi mang thai.

Sản Phụ Khoa

- 30/03/2018

Images

Nhiều chị em thắc mắc tuổi thai xác định khi siêu âm có sai lệch lớn so với chu kỳ kinh nguyệt. Vậy thì tuổi thai theo siêu âm có chính xác không và vì sao có sự sai lệch trong chẩn đoán khi siêu âm như vậy?

Sản Phụ Khoa

- 22/03/2018

S

Để phát hiện mang thai sớm nhất bạn có thể thử thai bằng xét nghiệm máu nội tiết hCG xuất hiện khi phụ nữ có thai để có kết quả chính xác nhất.

Sản Phụ Khoa

- 22/03/2018

Kham thai tron goi o dau tot2

Thắc mắc của nhiều bà mẹ rằng liệu siêu âm thai có phát hiện được tim bẩm sinh hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc đó.

Sản Phụ Khoa

- 22/03/2018

10.ssw ultraschallbild

Mỗi lần khám, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng biết các ký hiệu để đọc được kết quả siêu âm thai.

Sản Phụ Khoa

- 21/03/2018