Tại sao phải khám thai sàng lọc trước sinh?

Tác giả: Hồng Anh Nguyễn. Ngày đăng: 09-04-2018

Khám thai sàng lọc trước sinh là việc cực kỳ quan trọng đối với thai phụ nhằm chẩn đoán sớm, phát hiện kịp thời các dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Các bệnh lý mà chị em phụ nữ gặp phải trong giai đoạn mang thai ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, nhất là đối với những thai phụ trên 35 tuổi. Cụ thể, theo điều tra, tỉ lệ thai phụ mắc phải các bệnh lý liên quan trong thai kỳ như thiếu máu di truyền, cường giáp, tim mạch, viêm gan siêu vi B, tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ ngày càng nhiều.

Đối với thai nhi, các dạng dị tật phổ biến mà thai nhi có thể gặp phải như hội chứng down, chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ, rối loạn giới tính, không thể phát dục,…

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, các bệnh lý này không những gây ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của thai phụ mà thai nhi có thể phải sinh ra trong những hoàn cảnh ngặt nghèo như sinh non hoặc thậm chí không có cơ hội sống do chủ động kết thúc thai kỳ nhằm bảo vệ người mẹ.

Tại sao phải khám thai sàng lọc trước sinh?

Tại sao phải khám thai sàng lọc trước sinh?

Do đó, tại mỗi thời điểm trong thai kỳ, mẹ bầu phải khám thai sàng lọc để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Thời gian “vàng” để mẹ bầu thực hiện khám thai sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh như sau:

Thời điểm thai kỳ từ 11 đến 13 tuần 6 ngày: Xét nghiệm Double test nhằm đánh giá một số nguy cơ mắc hội chứng Down

Tuần thai thứ 17: Xét nghiệm Triple test để phát hiện nguy cơ bị dị tật bẩm sinh của thai nhi

Trong khi đó, siêu âm thường được thực hiện từ tuần thai từ 11 đến 13 để đánh giá sự hiện diện của xương mũi cũng như đo độ mờ da gáy. Ngoài ra, lúc thai nhi được 20 - 22 tuần, thai phụ được yêu cầu thực hiện siêu âm 4 chiều để khảo sát đầy đủ hình thái bên ngoài cũng như cấu trúc các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

Những thời điểm cần khám thai sàng lọc trước sinh

Những thời điểm cần khám thai sàng lọc trước sinh

Nếu kết quả khám thai sàng lọc cho thấy nguy cơ cao thì sản phụ được tư vấn làm thủ thuật sinh thiết gai nhau (Tuần thai từ 11 đến 13) hoặc chọc ối (tuần thai thứ 16 đến 18). Trước đó, thai phụ sẽ được đo điện tim, làm một số xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện thủ thuật như công thức máu, nhóm máu ABO, Rh, đông cầm máu, viêm gan siêu vi B, HIV,...

Những trường hợp có nguy cơ thai nhi dễ bị dị tật:

- Mẹ bầu lớn tuổi (sau 35 tuổi);

- Gia đình có người mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh;

- Kết hôn cận huyết;

- Mẹ hay bố thường xuyên làm việc hay sống trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất;

- Mẹ bị mắc bệnh trong thai kỳ như rubella, cảm cúm, bệnh nội khoa,…

Nếu bạn muốn đặt lịch hẹn khám chữa bệnh nhanh chóng, tiện lợi, hãy click vào finizzz.com nhé!

Cùng chuyên mục

Tudu logo.

Khi đi khám sản phụ khoa nhiều chị em muốn đến khám ở bệnh viện Từ Dũ để khám chữa bệnh cho an toàn. Đến bệnh viện lại rất ngại việc chờ đợi lâu khiến bạn mất nhiều thời gian. Bạn muốn giảm thời gian chờ đợi và chủ động khi khám dịch vụ Từ Dũ?

Sản phụ khoa

- 27/03/2018

Phong kham minh khai hinh avatar

Phòng khám Minh Khai là một trong những phòng khám đầu tiên chuyên sâu về tiền sản tại TP.HCM. Vậy còn những điều gì khác mà bạn cần biết về phòng khám này?

Sản phụ khoa

- 27/03/2018

Kham thai tuan 12 hinh avatar

Khám thai tuần 12 là một cột mốc khám thai rất quan trọng trong thai kỳ của các mẹ bầu. Vậy, tại sao phải khám thai tuần 12 và quy trình khám ra sao?

Sản phụ khoa

- 27/03/2018

Kham thai lan dau khi nao hinh avatar

Vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi biết mình được làm mẹ, nhưng liệu mẹ bầu có biết nên khám thai lần đầu khi nào, chi phí và quy trình khám thai lần đầu như thế nào không?

Sản phụ khoa

- 27/03/2018

Kham thai hinh avatar

Khám thai là điều rất quan trọng trong suốt thai kỳ của các mẹ bầu. Tuy nhiên, khám thai như thế nào là hợp lý thì không phải mẹ bầu nào cũng biết. Hãy để Finizz bật mí cho bạn nhé.

Sản phụ khoa

- 27/03/2018