Mẹ bầu BIẾT GÌ khi khám thai tuần 26?

Tác giả: Thu Trà Lê. Ngày đăng: 20-06-2018

Khám thai tuần 26 là tuần thai cuối trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Bạn sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Vậy trong tuần thai cuối này, bạn và bé sẽ có những thay đổi nào? Hãy cùng Finizz tìm hiểu nhé.

Khám thai tuần 26 còn bị ốm nghén không?

Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ, thì ở giai đoạn khám thai tuần 26 này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.

Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội trong khám thai tuần 26 này, y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai, và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.

 

khám thai tuần 26khám thai tuần 26

Hãy sắm riêng một chiếc ghế êm ái - khám thai tuần 26

Hãy nghĩ ngay đến việc mua một chiếc ghế thật thoải mái cho bạn nếu như bạn chưa có. Bạn sẽ cần phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng còn lại sau khám thai tuần 26 và cả sau khi sinh, ví dụ như khi cho bé bú.

Bạn nên tìm một chiếc ghế có phần gác tay thoải mái, phần nâng lưng khá tốt và chiếc ghế không thúc quá nhiều vào phần sau đầu gối của bạn khi ngồi. Chiếc ghế nên có đồ gác chân nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.

"Đầu tư dài hạn" cho em bé - khám thai tuần 26

Khám thai tuần 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Bạn sẽ cảm thấy cân nặng của bạn gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.

Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày bạn ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh. Rõ ràng, cách bạn chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của con bạn từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.

Những thay đổi về mặt thể chất khi khám thai tuần 26

 

Những thay đổi về mặt thể chất khi khám thai tuần 26Những thay đổi về mặt thể chất khi khám thai tuần 26

Những dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện khi khám thai tuần 26. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không thể tránh khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng, trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.

Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống, và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Nếu bạn còn đi làm khi khám thai tuần 26, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.

Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non khi khám thai tuần 26, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.  

Thay đổi của bé trong tuần khám thai tuần 26

 

Thay đổi của bé trong tuần khám thai tuần 26Thay đổi của bé trong tuần khám thai tuần 26​

Bé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn khám thai tuần 26 này, hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.

Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn ở khám thai tuần 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.

Giai đoạn khám thai tuần 26 này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói, hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng.

Lời khuyên cho tuần khám thai tuần 26 này

Nếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút ở giai đoạn khám thai tuần 26, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.

Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Xoa dịu cảm giác đau lưng khi khám thai tuần 26 bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn để chống chịu với những cơn đau.

Đi nghỉ. Khám thai tuần 26 chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống.

 

Như vậy Finizz đã chia sẻ cho các mẹ về tình hình của mẹ và bé khi khám thai tuần 26.Để thuận tiện cho các mẹ bầy, hãy đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu!

 

Cùng chuyên mục

Image  2

Kể từ tuần 36 trở đi, mẹ bầu cần khám thai mỗi tuần một lần để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và em bé, đồng thời có sự chuẩn bị và hành động kịp thời khi có dấu hiệu trở dạ. Thai nhi ở tuần 36 phát triển như thế nào, khám thai tuần 36 để làm gì, khám thai tuần 36 mẹ bầu cần phải lưu ý nh...

Sản phụ Khoa

- 14/06/2018

Image  1

Siêu âm Doppler thai 32 tuần là 1 trong những kiểu siêu âm được sử dụng trong việc thăm khám và đánh giá sức khỏe của bé trong bụng mẹ.

Sản phụ Khoa

- 14/06/2018

Image  7

Khi mới mang thai, mẹ bầu sẽ có rất nhiều thắc mắc về em bé trong bụng. Chính vì vậy, các câu hỏi kiểu như siêu âm thai 11 tuần đo độ mờ da gáy được chưa được đặt ra rất nhiều. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu vấn đề liên quan đến siêu âm độ mờ da gáy. Qua đó, trả lời cho câu hỏi đang được rấ...

Sản phụ Khoa

- 14/06/2018

Image  1

Phụ nữ mang thai tuần thứ 7 sẽ bắt đầu đi siêu âm thai lần đầu tiên. Việc có kết quả siêu âm thai 7 tuần sẽ xác định việc có thai và phôi phát triển ổn định hay không.

Sản phụ Khoa

- 06/06/2018

Image  8

Trong quá trình mang thai, mỗi một giai đoạn tương ứng với một độ tuổi thai kỳ khác nhau thai nhi sẽ có những thay đổi nhất định mà mẹ bầu đều có thể cảm nhận được rõ ràng. Đặc biệt là lúc siêu âm thai tuần 26, thông qua hình ảnh siêu âm trên màn hình mẹ sẽ biết được cử động của con yêu như thế nào.

Sản phụ Khoa

- 06/06/2018