Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình

Tác giả: Thu Hoàng. Ngày đăng: 28-04-2017

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình. Bệnh gút tuy không nguy hiểm đến tình mạng nhưng lại gây ra những cơn đau khớp dữ dội. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút sẽ giúp có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời căn bệnh.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh

Đau khớp dữ dội - Dấu hiệu bệnh gút.

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình hình ảnh 1

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút gần như luôn xảy ra cấp tính, đột ngột, thường vào ban đêm và không có cảnh báo. Dấu hiệu bệnh gút bao gồm:

-         Đau khớp dữ dội. Đau khớp dữ dội là một trong những dấu hiệu bệnh gút. Bệnh gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Cơn đau thường nghiêm trọng nhất trong 12 đến 24 giờ sau khi bắt đầu.

-         Khó chịu kéo dài. Sau khi cơn đau nghiêm trọng nhất giảm xuống, sự khó chịu ở những khớp bị ảnh hưởng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Những cơn đau sau đó có thể sẽ kéo dài hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp.

-         Viêm và đỏ tấy. Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng tấy, đỏ và đau cũng là dấu hiệu bệnh gút mà bạn không nên bỏ qua.

Khi có những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gút, hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhằm có hứa điều trị và chăm sóc kịp thời nhé.

Nguyên nhân nào gây bệnh gút?

Bệnh gút xảy ra khi tinh thể urat tích tụ trong khớp, gây ra viêm và những cơn đau dữ dội đặc trưng cho căn bệnh. Tinh thể urat có thể hình thành khi bạn có mức acid uric trong máu cao. Cơ thể sản xuất acid uric khi purin bị phá vỡ qua quá trình chuyển hóa. Purin là chất thường tồn tại tự nhiên trong cơ thể, cũng như trong một số thực phẩm nhất định, như nội tạng, cá cơm, cá trích, măng tây và nấm.

Thông thường, acid uric tan trong máu và được lọc qua thận để thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận thải ra (bài tiết) quá ít acid uric. Khi đó, acid uric có thể tích tụ trong cơ thể, hình thành những tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp hoặc các mô bao quanh, đây chính là lý do khiến bạn có những dấu hiệu bệnh gút như gây đau, viêm và sưng tấy.

Điều trị bệnh gút bằng thuốc và thay đổi lối sống

Một khi có những triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút bạn cần điều trị bằng thuốc và thay đổi trong lối sống. Những loại thuốc sẽ được lựa chọn dựa trên tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Thuốc có thể được chỉ định để làm dịu những triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút đồng thời ngăn những cơn đau trong tương lai cũng như giảm nguy cơ bị biến chứng.

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình hình ảnh 2

Thuốc.
  Thuốc dùng để điều trị cơn gút và ngăn tái phát cơn gút bao gồm:

-        Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). NSAID có thể cải thiện tình trạng viêm và đau ở những người bị bệnh gút. Bác sĩ có thể kê toa với liều cao để chữa cơn đau cấp tính do bệnh gút, tiếp đó là liều thấp hơn dùng hàng ngày để ngăn ngừa cơn đau tái phát.

-        Colchicine. Nếu bạn không thể dùng các thuốc NSAIDs, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thử colchicine, một loại thuốc có thể làm giảm cơn đau do bệnh gút một cách hiệu quả, nhất là khi uống ngay sau khi xuất hiện triệu chứng.

-        Corticosteroid. Thuốc corticosteroid như prednisone có thể kiểm soát tình trạng viêm và đau đớn xảy ra do bệnh gút. Corticosteroid có thể được uống dưới dạng thuốc viên, hoặc được tiêm vào khớp. 

Bệnh gút thì cần lối sống như thế nào?

Thuốc là phương thức điều trị bệnh gút hiệu quả nhất đã được chứng minh. Tuy nhiên, một số thay đổi trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể giúp ích. Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến khích bệnh nhân nên theo những hướng dẫn sau đây khi có những triệu chứng và dấu hiệu bệnh gút.

-         Uống 8-16 ly (khoảng 2-4 lít) nước mỗi ngày trong đó có ít nhất một nửa là nước nguyên chất.

-         Tránh uống rượu.

-         Ăn một lượng vừa phải chất đạm, tốt nhất là từ các nguồn lành mạnh, ví dụ như các sản phẩm từ sữa ít hoặc không có chất béo, đậu phụ, trứng, và bơ đậu phụng.

-         Hạn chế ăn thịt gia súc, cá, hải sản và thịt gia cầm.

Ngăn ngừa tái phát các cơn đau do bệnh gút

Trong thời gian không có triệu chứng hay dấu hiệu bệnh gút, những hướng dẫn liên quan đến chế độ ăn uống sau đây có thể giúp phòng ngừa tái phát các cơn đau do bệnh gút:

-         Uống nhiều nước. Nhắm đến việc uống từ 8 đến 16 ly (khoảng 2-4 lít) nước mỗi ngày, có ít nhất một nửa là nước nguyên chất. Hạn chế lượng đồ uống có đường, đặc biệt là những thức uống có nhiều siro bắp.

-         Hạn ch ế hoặc tránh uống rượu. Hãy hỏi bác sĩ về lượng cũng như loại rượu bia mà bạn có thể uống. Những bằng chứng gần đây cho thấy bia có thể làm tăng nguy cơ bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới.

-         Theo ch ế độ ăn uống cân bằng. Chế độ ăn uống hàng ngày nên có nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và các sản phẩm sữa không hoặc ít chất béo.

-         Dùng protein từ các sản phẩm sữa ít chất béo. Các sản phẩm sữa ít chất béo có thể phòng bệnh gút, vì vậy đây là nguồn protein tốt nhất mà bạn nên lựa chọn.

-         Hạn ch ế ăn thịt gia súc, cá, hải sản và gia cầm. Một lượng nhỏ thịt có thể chấp nhận được, nhưng hãy chú ý tới loại và lượng thịt có khả năng làm bạn gặp rắc rối.

-         Duy trì cân nặng thích hợp. Việc giảm cân có thể làm giảm mức acid uric trong cơ thể. Tuy nhiên, hãy tránh nhịn đói hoặc giảm cân nhanh chóng vì những việc này có thể làm tăng mức acid uric tạm thời.

Tuy nhiên, thay vì chờ đợi cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh gút, hãy thử thay đổi lối sống của bạn ngay từ hôm nay để phòng chống bệnh gút nhé

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Bệnh thoái hóa khớp gối nếu phát hiện sớm có thể hạn chế nguy cơ tàn phế

Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vận động, đi lại, giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu phát hiện sớm có thể phần nào ngăn ngừa quá trình thoái hóa và hạn chế tàn phế xảy ra.

Gãy xương đáy sọ

Gãy xương đáy sọ là gãy một phần của nền sọ chứa não. Gãy xương đáy sọ có thể gây rách các khoang túi chứa não dẫn đến rò rỉ dịch não tủy (các chất lỏng bao quanh não và tủy sống) từ mũi hoặc tai và thường là trong suốt, không màu. Các chất lỏng thoát ra từ mũi hoặc tai và thường là rõ ràng và không màu.

Gãy xương

Xương cấu tạo bởi mô liên kết, được làm cứng chắc bởi calcium và tế bào xương. Gãy xương khi có lực tác động bên ngoài lên xương với lực mạnh hơn sức chịu đựng của cấu trúc xương. Có nhiều loại gãy xương với độ nặng khác nhau.Vùng gãy xương hay gặp là ở cổ tay, vai, cổ chân và khớp háng…

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình. Bệnh gút tuy không nguy hiểm đến tình mạng nhưng lại gây ra những cơn đau khớp dữ dội. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút sẽ giúp có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời căn bệnh.

Đau lưng dưới đặc hiệu thường không quá nguy hiểm

Phần lớn các trường hợp đau lưng dưới đặc hiệu không phải do một bệnh lý hay vấn đề nghiêm trọng, nó có thể chỉ là do bong gân hoặc vấn đề về đĩa đệm giữa hai đốt sống.

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô của chính cơ thể bạn. Không những vậy bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như da, tim, phổi và mạch máu.

Điều trị loãng xương sớm giúp ngăn ngừa gãy xương

Loãng xương là tình trạng xương giòn, mỏng, dễ gãy kể cả khi không bị chấn thương. Nếu không điều trị loãng xương, theo thời gian bạn sẽ bị giảm dần chiều cao và đau lưng.

Gãy xương mắt cá chân

Mắt cá chân là một phần phức tạp có chứa xương chày, xương mác và xương sên. Dây chằng giữ cho xương mắt cá chân cố định tại chỗ. Gãy xương mắt cá chân phức tạp gây rách dây chằng và có thể khiến khớp mắt cá chân biến dạng. Những gãy xương phức tạp thường phải phẫu thuật. Nếu da bị tổn thương (như trong một gãy xương mở hoặc hợp chất) phẫu thuật và thuốc kháng sinh thường được yêu cầu. 

Gãy xương cẳng tay

Cẳng tay là bộ phận của cơ thể nằm giữa khuỷu tay và cổ tay. Gãy xương cẳng tay thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường xảy ra do chấn thương trực tiếp. Điều trị tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tuổi của bệnh nhân

Gãy xương hàm

Gãy xương hàm là chấn thương gây nứt hoặc vỡ xương hàm, phổ biến thứ ba trong các chấn thương gãy xương mặt. Nó thường là kết quả của một tai nạn xe cộ, hành hung hoặc sự cố khi chơi thể thao.

Gãy xương đùi

Xương đùi là một xương có sự chống đỡ đặc thù đối với mọi chấn thương do cấu trúc giải phẫu của nó. Vì là một xương lớn có nhiều cơ mạnh bám vào nên gãy xương đùi thường do chấn thương mạnh như ngã từ trên cao xuống hoặc tai nạn giao thông và dễ gặp ở người bị loãng xương. Điều trị tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tuổi của bệnh nhân. Gãy xương đùi có thể gây tổn hại dây thần kinh lân cận và mạch máu

Gãy đốt sống (Gãy lưng, Gãy xương cổ)

Là tình trạng gãy các đốt sống ở cổ và lưng. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương cột sống phụ thuộc vào vị trí và phụ thuộc vào việc có ảnh hưởng đến tủy sống hay không. Thường gặp nhất là gãy xương do đè nén xương sống ở dưới ngực và xương sống thắt lưng.

Gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay là gãy một hoặc nhiều hơn các xương nối vai đến khuỷu tay. Đây là một dạng gãy xương thường gặp ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra do chấn thương trực tiếp, chẳng hạn như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên...

Thoát vị bẹn (Thoát vị háng)

Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị” qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải, gây ra chỗ phình ở bẹn hoặc bìu. C

Gãy xương bàn chân

Bàn chân có 26 xương, gãy xương bàn chân gây đau và sưng, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Đôi khi một vết nứt ở bàn chân không được phát hiện bằng hình ảnh chụp x-quang và một hình ảnh chụp cắt lớp vi tính CT scan có thể cần phải thực hiện.

Đau lưng

Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực

Gãy xương đòn

Xương đòn là phần nối vai với xương ức. Gãy xương đòn nặng có thể gây tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu của cánh tay.

Gãy xương thuyền

Xương thuyền là 1 trong 8 xương cổ tay. Các xương cổ tay được sắp xếp thành 2 hàng. Xương thuyền là quan trọng đối với chức năng bình thường & biên độ dao động của khớp vì nó đóng vai trò liên kết giữa 2 hàng xương cổ tay.

Gãy xương cẳng chân

Cẳng chân là phần nối giữa đầu gối và mắt cá chân. Cẳng chân được tạo thành từ hai xương được gọi là xương chày và xương mác. Xương chày là xương rất khỏe, nằm dọc bên trong cẳng chân, trong khi xương mác mỏng hơn rất nhiều và nằm ở phía ngoài.

Viêm cột sống dính khớp

Là loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp cùng chậu (sacroiliac) và cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp, thường bắt đầu ở lưng, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống từ cổ trở xuống. Xương cột sống có thể dính với nhau, khiến cột sống trở nên cứng nhắc. Những thay đổi này có thể nhẹ hoặc nặng.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn. Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi, thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể

Gãy xương ngón chân

Trong hầu hết trường hợp gãy xương ngón chân có thể điều trị bằng cách đặt một thanh nẹp trên đó. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Gãy xương bàn tay

Có 27 xương ở bàn tay và gãy xương bàn tay là một chấn thương phổ biến. Gãy xương nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch má. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Gãy xương sườn

Gãy xương sườn thường xảy ra sau chấn thương trước ngực, thường gặp ở người cao tuổi hoặc ở những người yếu xương. Gãy xương sườn có thể gây tổn thương phổi (tràn khí màng phổi, dập phổi). Gãy nhiều xương sườn có thể ảnh hưởng đến hô hấp và tính mạng.

Gút (gout)

Bệnh gút xảy ra do sự mất cân bằng giữa sản xuất và bài tiết acid uric, gây tăng axit uric trong cơ thể . Tinh thể acid uric tích tụ trong các khớp dẫn đến viêm khớp cấp tính. Viêm khớp xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến hầu hết các ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Cơn đau có thể nặng ngay cả khi các khớp này chịu sự va chạm nhẹ.

Gãy xương cột sống

Là tình trạng gãy xương cột sống do cột sống bị chèn ép. Có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống ở thắt lưng. Rối loạn này phổ biến hơn ở những người cao tuổi, người bị loãng xương. Gãy nén làm giảm chiều cao của các đốt sống.

Gãy xương khớp háng

Xương đùi kết nối với xương chậu ở khớp háng. Gãy xương khớp háng hay gãy cổ xương đùi là sự đứt đoạn trong phần trên của xương đùi nơi tiếp giáp với xương chậu. Hơn 200.000 gãy xương khớp háng xảy ra mỗi năm với 50% số người trong độ tuổi 80 trở lên. Gãy cổ xương đùi là một loại gãy xương nặng, khó liền xương và thường có nhiều biến chứng, là một tai nạn nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị, bệnh nhân cần được phẫu thuật kịp thời.

Viêm xương biến dạng (Paget)

Bệnh Paget xương (còn gọi là viêm xương biến dạng) là một rối loạn trong duy trì và phục hồi xương, dẫn đến xương bị vẹo và đôi khi bị đau. Xương khỏe mạnh trao đổi chất cho phép xương cũ tái chế thành xương mới trong suốt quá trình cuộc sống.

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS)

Là bệnh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh vận động ở não và tủy sống - những tế bào thần kinh cho phép chúng ta kiểm soát cơ bắp. Bệnh thường gặp nhất sau 40 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Không có phương pháp điều trị đặc hiệu, mục đích điều trị nhằm giảm các triệu chứng và kéo dài sự sống. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân không còn khả năng thở, bị suy hô hấp và tử vong. Không rõ nguyên nhân gây bệnh ALS.

Gãy xương ngón tay

Gãy xương ngón tay là hiện tượng các xương của ngón tay bị chấn thương, gãy, dập... Các ngón tay bị gãy cần điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Gãy xương ngón tay làm ngón tay khó hoặc không thể cử động được