Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Thắm. Ngày đăng: 03-05-2017

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô của chính cơ thể bạn. Không những vậy bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như da, tim, phổi và mạch máu.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Bệnh viêm khớp dạng thấp là một tình trạng viêm mãn tính thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Không giống như các tổn thương có tính hao mòn trong thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến lớp lót trong của bao khớp, gây ra sưng đau, cuối cùng có thể dẫn đến mòn xương và biến dạng khớp..

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp hình ảnh 1

Mặc dù bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng bệnh thường khởi phát sau tuổi 40. Bệnh thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Điều trị tập trung vào việc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

-         Khớp sưng, nóng, đau

-         Cứng khớp vào buổi sáng có thể kéo dài trong nhiều giờ

-         Nốt gồ lên mặt da, chắc, không di động, hay gặp ở gần các khớp chịu lực (còn gọi là nốt thấp)

-         Mệt mỏi, sốt và sụt cân

Ban đầu bệnh viêm khớp dạng thấp chỉ ảnh hưởng đến các khớp nhỏ – đặc biệt là khớp bàn ngón. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng thường lan rộng đến đầu gối, khớp cổ chân, khuỷu tay, khớp hông và khớp vai. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng thường xảy ra đối xứng ở các khớp của hai bên cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nặng nhẹ khác nhau và thậm chí có thể tự biến mất. Giai đoạn bệnh xuất hiện triệu chứng, còn được gọi là đợt bùng phát, xen kẽ với những khoảng thời gian bệnh thoái lui tương đối – khi sưng và đau khớp giảm dần rồi biến mất. Nhưng theo thời gian, viêm khớp dạng thấp vẫn có thể gây ra biến dạng và trật khớp.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào màng hoạt dịch – lớp màng lót trong của bao khớp. Quá trình viêm làm dày màng hoạt dịch và cuối cùng có thể phá hủy sụn và xương trong khớp. Gân và dây chằng cố định khớp cũng bị kéo dãn rồi suy yếu. Dần dần, các khớp sẽ bị biến dạng và lệch trục.

Bác sĩ không biết yếu tố nào khởi phát quá trình này mặc dù có nhiều khả năng là do di truyền. Yếu tố gene không thực sự gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng nó có thể làm bạn trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố môi trường có thể kích hoạt bệnh như nhiễm một vài loại virus và vi khuẩn nhất định.

Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:

-         Giới tính. Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn nam giới .

-         Tuổi. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng tuổi khởi phát thường gặp nhất là từ 40 đến 60.

-         Tiền sử gia đình. Nếu một người trong gia đình bị bệnh viêm khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến loãng xương

Bệnh viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh dưới đây:

-         Loãng xương. Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp và một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – tình trạng xương bị suy yếu và dễ gãy.

-         Hội chứng ống cổ tay. Nếu viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến khớp cổ tay, tình trạng viêm có thể đè ép các dây thần kinh chi phối hầu hết bàn và ngón tay.

-         Vấn đề về tim. Viêm khớp dạng thấp gia tăng nguy cơ xơ cứng và tắc động mạch cũng như viêm màng ngoài tim.

-         Bệnh phổi. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị viêm và xơ sẹo hóa nhu mô phổi, có thể dẫn đến khó thở nặng dần.

Đầu tiên bạn có thể thảo luận về các triệu chứng với bác sĩ gia đình, sau đó có thể bạn sẽ được giới thiệu đến một chuyên gia về thấp khớp – bác sĩ chuyên điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm khác để được đánh giá thêm.

Chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Ở giai đoạn đầu, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán vì các dấu hiệu và triệu chứng thường khá giống những bệnh lý khác. Không có một xét nghiệm máu hoặc một triệu chứng khách quan nào có thể giúp xác định chẩn đoán.

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp hình ảnh 2

Khi khám bệnh, bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu sưng, nóng và đỏ của các khớp. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra phản xạ và sức cơ của bạn.

Xét nghiệm máu

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ máu lắng cao (ESR, hoặc tốc độ lắng), đây là biểu hiện của một quá trình viêm đang diễn ra trong cơ thể. Các xét nghiệm máu khác để tìm yếu tố thấp và kháng thể kháng peptide citrulinated vòng (anti-CCP).

X-quang

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn chụp X-quang để theo dõi tiến triển tổn thương tại khớp của bệnh theo thời gian.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Không có cách chữa triệt để cho bệnh viêm khớp dạng thấp. Thuốc có thể làm giảm triệu chứng viêm của khớp để giúp bạn giảm đau và ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp. Lao động và vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn cách bảo vệ các khớp như thế nào. Nếu khớp của bạn bị phá hủy nặng nề do bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể cần thiết can thiệp phẫu thuật.

Thuốc

Nhiều loại thuốc dùng trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Bác sĩ thường kê toa thuốc với tác dụng phụ ít nhất trước tiên. Nhưng khi bệnh tiến triển, bạn có thể cần sử dụng loại thuốc mạnh hơn hoặc phải kết hợp thuốc.

-         NSAID : thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm đau và giảm viêm. Các loại NSAID không cần kê toa bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen sodium (Aleve). Các NSAID mạnh hơn cần được kê toa. Các tác dụng phụ có thể bao gồm ù tai, kích ứng dạ dày, bệnh tim, tổn thương gan và thận.

-         Steroid : thuốc corticosteroid như prednisone có tác dụng giảm viêm, giảm đau và làm chậm tổn thương khớp. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm loãng xương, đục thủy tinh thể, tăng cân và đái tháo đường. Bác sĩ thường kê toa corticosteroid để giảm các triệu chứng cấp tính sau đó sẽ giảm liều dần.

-         Thuốc thay đổi diễn tiến bệnh ( DMARDs ): những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn các khớp cũng như mô mềm xung quanh. Các DMARD phổ biến bao gồm methotrexate (Trexall), Leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine). Tác dụng phụ có thể thay đổi nhưng thường bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương và nhiễm trùng phổi nặng.

-         Thuốc ức chế miễn dịch : các loại thuốc này tác động để ức chế hệ thống miễn dịch đang rối loạn khi bị viêm khớp dạng thấp. Ví dụ như azathioprine (Imuran, Azasan) và cyclosporine (Neoral, Sandimmune, Gengraf). Các loại thuốc này có thể làm tăng khả năng bạn bị nhiễm trùng.

-         Thuốc ức chế TNF – alpha : yếu tố hoại tử khối u alpha (TNF – alpha) là một chất gây viêm được sản xuất bởi cơ thể của bạn. Chất ức chế TNF- alpha có thể giúp giảm đau, cứng khớp buổi sáng và triệu chứng sưng đau các khớp. Ví dụ như etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade), adalimumab (Humira), golimumab (Simponi) và certolizumab (Cimzia). Tác dụng phụ của thuốc này bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.

-         Các loại thuốc khác : nhiều loại thuốc viêm khớp dạng thấp khác tác động vào các quá trình khác nhau liên quan đến tình trạng viêm trong cơ thể của bạn. Các thuốc này bao gồm Anakinra (Kineret), abatacept (Orencia), rituximab (Rituxan), tocilizumab (Actemra) và tofacitinib (Xeljanz). Tác dụng phụ có thể bao gồm ngứa, đau bụng, nhức đầu, chảy nước mũi hoặc đau họng.

Trị liệu

Bác sĩ có thể gửi bạn đến nhà trị liệu để bạn được hướng dẫn các bài tập thích hợp nhằm giữ cho các khớp được linh hoạt. Họ cũng có thể gợi ý những cách thức mới giúp bạn làm các công việc hàng ngày được dễ dàng hơn, phù hợp với tình trạng khớp của bạn. Ví dụ, nếu ngón tay của bạn bị sưng, bạn có thể sử dụng cẳng tay để lấy món đồ bạn cần.

Các thiết bị hỗ trợ cũng giúp bạn hạn chế tác động lên các khớp đang sưng đau. Ví dụ, một con dao với cán dao như tay cầm của cái cưa sẽ giúp bạn bảo vệ các ngón tay và khớp cổ tay. Hoặc cái móc để cài khuy sẽ giúp bạn mặc quần áo dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo thêm tại các cửa hàng dụng cụ y khoa hoặc trong các quyển catalog.

Phẫu thuật

Nếu thuốc men không thể ngăn chặn hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ và bạn có thể cần xét đến phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hư. Phẫu thuật cũng có thể giúp khôi phục khả năng vận động của khớp, giảm đau và chỉnh sửa các biến dạng. Phẫu thuật trong viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm một hoặc nhiều phương pháp như sau:

-        Thay khớp toàn bộ. Trong phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ lấy đi phần khớp hư hại và thay vào một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa.

-        Sửa chữa gân. Viêm và tổn thương khớp có thể làm gân quanh khớp bị dãn hoặc đứt. Phẫu thuật viên có thể chỉnh sửa các dây chằng quanh khớp.

-        Hàn khớp. Khi không thể thay khớp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật hàn khớp để cố định hay chỉnh trục khớp và để giúp bạn giảm đau.

-        Nguy cơ khi phẫu thuật là chảy máu, nhiễm trùng và đau đớn. Bạn cần thảo luận với bác sĩ về lợi ích và các rủi ro có thể xảy ra.

 Khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp, bạn có thể thực hiện từng bước sau để chăm sóc cho bản thân. Các biện pháp tự chăm sóc cùng với thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể giúp bạn kiểm soát được triệu chứng của bệnh.

-        Tập thể dục thường xuyên. Các bài tập nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức cơ quanh khớp và chống lại mệt mỏi. Bạn cần được bác sĩ kiểm tra trước khi bắt đầu tập luyện. Bạn có thể bắt đầu tập bằng cách đi bộ. Bạn có thể tập bơi hoặc tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng trong nước. Tránh các bài tập nặng, làm khớp bị chấn thương hoặc viêm nhiều hơn.

-        Chườm nóng hoặc chườm lạnh. Chườm nóng có thể giúp giảm đau và dãn cơ. Chườm lạnh có thể gây ra cảm giác tê cũng làm giảm đau và giảm co thắt cơ.

-        Thư giãn. Giảm căng thẳng trong cuộc sống cũng là cách giúp bạn chống chịu với cơn đau. Các kỹ thuật như thôi miên, thiền định, hít thở sâu và thư giãn cơ bắp đều có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau.

Một số biện pháp điều trị bổ sung và thay thế thông thường có nhiều hứa hẹn trong điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

-        Dầu thực vật. Hạt của cây anh thảo, cây lưu ly và nho đen chứa một loại axit béo có thể giúp giảm đau và giảm cứng khớp buổi sáng trong viêm khớp dạng thấp. Tác dụng phụ có thể gặp bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và trung tiện nhiều. Một số loại dầu thực vật có thể gây tổn thương gan hoặc tương tác với các thuốc khác, nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

-        Dầu cá. Một số nghiên cứu ban đầu đã cho thấy bổ sung dầu cá có thể làm giảm triệu chứng đau và cứng khớp. Tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, ợ hơi và vị tanh trong miệng. Dầu cá có thể tương tác với các thuốc khác, nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

-        Thái cực quyền. Liệu pháp vận động này bao gồm các bài tập nhẹ nhàng và kéo dài, kết hợp với hít thở sâu. Nhiều người tập thái cực quyền để giảm căng thẳng trong cuộc sống. Một vài nghiên cứu nhỏ đã kết luận thái cực quyền có tác dụng giảm đau trong viêm khớp dạng thấp. Thái cực quyền khá an toàn nếu được tập luyện đúng cách với sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Nhưng bạn không nên tập nếu các động tác gây ra đau.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh viêm khớp dạng thấp đến các hoạt động hàng ngày phụ thuộc một phần vào cách bạn đối phó với căn bệnh này. Bạn cần tham khảo với bác sĩ hoặc y tá để tìm chiến lược đối phó. Với thời gian bạn sẽ thấy được hiệu quả của các chiến lược này. Trong khi chờ đợi, bạn cần cố gắng:

-        Kiểm soát. Cùng với bác sĩ bạn hãy kế hoạch để kiểm soát viêm khớp. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy có trách nhiệm với căn bệnh của chính mình.

-        Nhận biết được giới hạn. Khi mệt mỏi hãy nghỉ ngơi. Viêm khớp dạng thấp có thể làm bạn dễ mệt và yếu cơ. Ngồi nghỉ hoặc một giấc ngủ ngắn mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm có thể rất hữu ích.

-        Giữ liên lạc với mọi người. Bạn cần cho gia đình biết bạn đang cảm thấy thế nào. Họ có thể lo lắng nhưng lại ngần ngại hỏi thăm bạn. Đặc biệt khi bạn cảm thấy quá sức chịu đựng, hãy tìm và chia sẻ với một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn. Bạn cũng nên liên hệ với các bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp dạng thấp khác thông qua các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng hoặc thông qua internet.

-        Hãy dành thời gian cho chính mình. Cuộc sống luôn bận rộn và bạn thường không có đủ thời gian cho chính mình. Hãy tìm thời gian làm những việc bạn thích, có thể là viết báo, đi bộ hoặc nghe nhạc. Bạn cần khoảng thời gian này để giảm bớt căng thẳng và suy nghĩ về cảm nhận của bản thân.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Bệnh thoái hóa khớp gối nếu phát hiện sớm có thể hạn chế nguy cơ tàn phế

Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vận động, đi lại, giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày từ đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu phát hiện sớm có thể phần nào ngăn ngừa quá trình thoái hóa và hạn chế tàn phế xảy ra.

Gãy xương đáy sọ

Gãy xương đáy sọ là gãy một phần của nền sọ chứa não. Gãy xương đáy sọ có thể gây rách các khoang túi chứa não dẫn đến rò rỉ dịch não tủy (các chất lỏng bao quanh não và tủy sống) từ mũi hoặc tai và thường là trong suốt, không màu. Các chất lỏng thoát ra từ mũi hoặc tai và thường là rõ ràng và không màu.

Gãy xương

Xương cấu tạo bởi mô liên kết, được làm cứng chắc bởi calcium và tế bào xương. Gãy xương khi có lực tác động bên ngoài lên xương với lực mạnh hơn sức chịu đựng của cấu trúc xương. Có nhiều loại gãy xương với độ nặng khác nhau.Vùng gãy xương hay gặp là ở cổ tay, vai, cổ chân và khớp háng…

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình

Đau khớp dữ dội – Một trong những dấu hiệu bệnh gút điển hình. Bệnh gút tuy không nguy hiểm đến tình mạng nhưng lại gây ra những cơn đau khớp dữ dội. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh gút sẽ giúp có biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời căn bệnh.

Đau lưng dưới đặc hiệu thường không quá nguy hiểm

Phần lớn các trường hợp đau lưng dưới đặc hiệu không phải do một bệnh lý hay vấn đề nghiêm trọng, nó có thể chỉ là do bong gân hoặc vấn đề về đĩa đệm giữa hai đốt sống.

Những điều cần biết về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào mô của chính cơ thể bạn. Không những vậy bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể như da, tim, phổi và mạch máu.

Điều trị loãng xương sớm giúp ngăn ngừa gãy xương

Loãng xương là tình trạng xương giòn, mỏng, dễ gãy kể cả khi không bị chấn thương. Nếu không điều trị loãng xương, theo thời gian bạn sẽ bị giảm dần chiều cao và đau lưng.

Gãy xương mắt cá chân

Mắt cá chân là một phần phức tạp có chứa xương chày, xương mác và xương sên. Dây chằng giữ cho xương mắt cá chân cố định tại chỗ. Gãy xương mắt cá chân phức tạp gây rách dây chằng và có thể khiến khớp mắt cá chân biến dạng. Những gãy xương phức tạp thường phải phẫu thuật. Nếu da bị tổn thương (như trong một gãy xương mở hoặc hợp chất) phẫu thuật và thuốc kháng sinh thường được yêu cầu. 

Gãy xương cẳng tay

Cẳng tay là bộ phận của cơ thể nằm giữa khuỷu tay và cổ tay. Gãy xương cẳng tay thường gặp ở tất cả các lứa tuổi và thường xảy ra do chấn thương trực tiếp. Điều trị tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tuổi của bệnh nhân

Gãy xương hàm

Gãy xương hàm là chấn thương gây nứt hoặc vỡ xương hàm, phổ biến thứ ba trong các chấn thương gãy xương mặt. Nó thường là kết quả của một tai nạn xe cộ, hành hung hoặc sự cố khi chơi thể thao.

Gãy xương đùi

Xương đùi là một xương có sự chống đỡ đặc thù đối với mọi chấn thương do cấu trúc giải phẫu của nó. Vì là một xương lớn có nhiều cơ mạnh bám vào nên gãy xương đùi thường do chấn thương mạnh như ngã từ trên cao xuống hoặc tai nạn giao thông và dễ gặp ở người bị loãng xương. Điều trị tùy thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tuổi của bệnh nhân. Gãy xương đùi có thể gây tổn hại dây thần kinh lân cận và mạch máu

Gãy đốt sống (Gãy lưng, Gãy xương cổ)

Là tình trạng gãy các đốt sống ở cổ và lưng. Mức độ nghiêm trọng của gãy xương cột sống phụ thuộc vào vị trí và phụ thuộc vào việc có ảnh hưởng đến tủy sống hay không. Thường gặp nhất là gãy xương do đè nén xương sống ở dưới ngực và xương sống thắt lưng.

Gãy xương cánh tay

Gãy xương cánh tay là gãy một hoặc nhiều hơn các xương nối vai đến khuỷu tay. Đây là một dạng gãy xương thường gặp ở mọi lứa tuổi và thường xảy ra do chấn thương trực tiếp, chẳng hạn như tai nạn giao thông, bị vật nặng đè lên...

Thoát vị bẹn (Thoát vị háng)

Thoát vị là tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài ổ phúc mạc trong một túi thừa phúc mạc gọi là “túi thoát vị” qua các điểm yếu tự nhiên của thành bụng. Các điểm yếu này có thể là bẩm sinh hay mắc phải, gây ra chỗ phình ở bẹn hoặc bìu. C

Gãy xương bàn chân

Bàn chân có 26 xương, gãy xương bàn chân gây đau và sưng, ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Đôi khi một vết nứt ở bàn chân không được phát hiện bằng hình ảnh chụp x-quang và một hình ảnh chụp cắt lớp vi tính CT scan có thể cần phải thực hiện.

Đau lưng

Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực

Gãy xương đòn

Xương đòn là phần nối vai với xương ức. Gãy xương đòn nặng có thể gây tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu của cánh tay.

Gãy xương thuyền

Xương thuyền là 1 trong 8 xương cổ tay. Các xương cổ tay được sắp xếp thành 2 hàng. Xương thuyền là quan trọng đối với chức năng bình thường & biên độ dao động của khớp vì nó đóng vai trò liên kết giữa 2 hàng xương cổ tay.

Gãy xương cẳng chân

Cẳng chân là phần nối giữa đầu gối và mắt cá chân. Cẳng chân được tạo thành từ hai xương được gọi là xương chày và xương mác. Xương chày là xương rất khỏe, nằm dọc bên trong cẳng chân, trong khi xương mác mỏng hơn rất nhiều và nằm ở phía ngoài.

Viêm cột sống dính khớp

Là loại viêm khớp ảnh hưởng đến khớp cùng chậu (sacroiliac) và cột sống. Các triệu chứng bao gồm đau và cứng khớp, thường bắt đầu ở lưng, sau đó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cột sống từ cổ trở xuống. Xương cột sống có thể dính với nhau, khiến cột sống trở nên cứng nhắc. Những thay đổi này có thể nhẹ hoặc nặng.

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp (hư khớp) là bệnh phổ biến nhất của khớp háng. Hậu quả của thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn. Thoái hoá khớp háng có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Thoái hóa khớp háng nguyên phát thường gặp ở người trên 50 tuổi, thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể

Gãy xương ngón chân

Trong hầu hết trường hợp gãy xương ngón chân có thể điều trị bằng cách đặt một thanh nẹp trên đó. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Gãy xương bàn tay

Có 27 xương ở bàn tay và gãy xương bàn tay là một chấn thương phổ biến. Gãy xương nặng có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch má. Nếu xương gãy chọc thủng da (gãy xương hở) thuốc kháng sinh sẽ là cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng xương (viêm tủy xương).

Gãy xương sườn

Gãy xương sườn thường xảy ra sau chấn thương trước ngực, thường gặp ở người cao tuổi hoặc ở những người yếu xương. Gãy xương sườn có thể gây tổn thương phổi (tràn khí màng phổi, dập phổi). Gãy nhiều xương sườn có thể ảnh hưởng đến hô hấp và tính mạng.

Gút (gout)

Bệnh gút xảy ra do sự mất cân bằng giữa sản xuất và bài tiết acid uric, gây tăng axit uric trong cơ thể . Tinh thể acid uric tích tụ trong các khớp dẫn đến viêm khớp cấp tính. Viêm khớp xảy ra thường xuyên và ảnh hưởng đến hầu hết các ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Cơn đau có thể nặng ngay cả khi các khớp này chịu sự va chạm nhẹ.

Gãy xương cột sống

Là tình trạng gãy xương cột sống do cột sống bị chèn ép. Có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống ở thắt lưng. Rối loạn này phổ biến hơn ở những người cao tuổi, người bị loãng xương. Gãy nén làm giảm chiều cao của các đốt sống.

Gãy xương khớp háng

Xương đùi kết nối với xương chậu ở khớp háng. Gãy xương khớp háng hay gãy cổ xương đùi là sự đứt đoạn trong phần trên của xương đùi nơi tiếp giáp với xương chậu. Hơn 200.000 gãy xương khớp háng xảy ra mỗi năm với 50% số người trong độ tuổi 80 trở lên. Gãy cổ xương đùi là một loại gãy xương nặng, khó liền xương và thường có nhiều biến chứng, là một tai nạn nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị, bệnh nhân cần được phẫu thuật kịp thời.

Viêm xương biến dạng (Paget)

Bệnh Paget xương (còn gọi là viêm xương biến dạng) là một rối loạn trong duy trì và phục hồi xương, dẫn đến xương bị vẹo và đôi khi bị đau. Xương khỏe mạnh trao đổi chất cho phép xương cũ tái chế thành xương mới trong suốt quá trình cuộc sống.

Bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS)

Là bệnh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh vận động ở não và tủy sống - những tế bào thần kinh cho phép chúng ta kiểm soát cơ bắp. Bệnh thường gặp nhất sau 40 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Không có phương pháp điều trị đặc hiệu, mục đích điều trị nhằm giảm các triệu chứng và kéo dài sự sống. Đến giai đoạn cuối, bệnh nhân không còn khả năng thở, bị suy hô hấp và tử vong. Không rõ nguyên nhân gây bệnh ALS.

Gãy xương ngón tay

Gãy xương ngón tay là hiện tượng các xương của ngón tay bị chấn thương, gãy, dập... Các ngón tay bị gãy cần điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Gãy xương ngón tay làm ngón tay khó hoặc không thể cử động được