Tinh hoàn là cơ quan quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu, “túi da” lỏng lẻo dưới dương vật. Tinh hoàn chuyên sản xuất hormone sinh dục nam và tinh trùng. Ung thư tinh hoàn xảy ra ở tinh hoàn và được cho là khá hiếm so với các loại ung thư khác. Tuy nhiên, ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34.
Dấu hiệu ung thư tinh hoàn
Vậy dấu hiệu ung thư tinh hoàn là gì?
Ở giai đoạn đầu dấu hiệu ung thư tinh hoàn thường không rõ rệt, chỉ thấy tinh hoàn to và rắn khi sờ nắn bằng đầu ngón tay, cũng có thể không đau hoặc hơi đau. Ngoài ra bạn cũng có thể có thêm các triệu chứng và dấu hiệu ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Một trong những dấu hiệu ung thư tinh hoàn dễ nhận thấy nhất là bạn sẽ cảm thấy nặng nặng ở bìu
- Đau âm ỉ ở vùng bụng hoặc háng
- Đột ngột tích tụ chất dịch trong bìu
- Đau hoặc cảm thấy khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu
- To vú hoặc cảm thấy đau ở vú cũng có thể là dấu hiệu ung thư tinh hoàn
Nếu các dấu hiệu ung thư tinh hoàn được phát hiện sớm thì đối với thể ung thư tinh hoàn thường gặp nhất là ung thư tuyến tinh, tỷ lệ chữa khỏi có thể gần 100%. Nếu không được điều trị sớm, các tế bào ung thư có thể lan theo hệ bạch huyết đến các hạch bạch huyết ở bụng, ngực, cổ và cuối cùng là phổi.Thông thường, ung thư thường chỉ ảnh hưởng đến một trong hai tinh hoàn.
Một số trường hợp đến khám khi đã ở giai đoạn trễ vì bệnh nhân mất thời gian điều trị ở những nơi khác với chẩn đoán nhầm là viêm mào tinh - tinh hoàn. Lúc này khối ung thư tinh hoàn đã bắt đầu di căn, bệnh nhân nổi hạch ở vùng cổ, đau lưng, chán ăn, sụt cân, đau xương, ho ra máu do di căn phổi… Bác sĩ thường điều trị bằng kháng sinh và kháng viêm nhằm kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Để phát hiện sớm ung thư tinh hoàn, nam giới nên chú ý tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên như kiểm tra vùng tinh hoàn ngay sau khi tắm bằng nước ấm, nước ấm làm giãn bìu, da vùng bìu đang mềm giúp dễ phát hiện bất thường ở tinh hoàn. Đặc biệt chú ý đến kích cỡ, độ lớn của tinh hoàn. Tinh hoàn bình thường của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái của người đó, không đau, mặt nhẵn. Ngoài ra, có thể dùng 2 tay nhẹ nhàng đưa đi đưa lại các viên tinh hoàn, kiểm tra xem có u bướu gì bất thường không. Sờ nắn nhẹ tinh hoàn xem có thấy đau, có u nhỏ hay không, tinh hoàn bị sưng, có u cục cứng dù nhỏ thì nên đi khám. Nếu chẩn đoán xác định ung thư tinh hoàn, tùy mức độ bệnh các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
Nguyên nhân của ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào trong tinh hoàn bị thay đổi tính chất, không còn phát triển và phân chia một cách trật tự nữa. Những tế bào ung thư này tăng trưởng không kiểm soát và tích tụ thành một khối u trong tinh hoàn.
Trong hầu hết trường hợp, ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm là các tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành nằm trong tinh hoàn. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ yếu tố nào gây nên sự bất thường ở các tế bào mầm và vì vậy, nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn thường là không rõ ràng trong hầu hết các trường hợp.
Đừng đợi đến khi dấu hiệu ung thư tinh hoàn xuất hiện rồi mới đi khám, hãy kiểm tra sức khỏe thường xuyên 2 lần/ năm nhằm phát hiện những dấu hiệu ung thư tinh hoàn sớm bạn nhé.
Ngoài ra, để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn đúng bữa, ăn đủ bữa và ăn đủ chất là tiêu chuẩn của một chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường một số thực phẩm có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả như: Húng quế, cà chua, các loại quả mọng, tỏi…