Tại sao có sỏi túi mật?
Túi mật bình thường là một túi nhỏ, màu xanh lam, dính vào phía dưới thùy gan phải, thông nối với đường mật qua ống túi mật. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật (được gan tiết ra). Khi chúng ta ăn, đặc biệt là thức ăn có dầu, mỡ; túi mật sẽ co bóp để đẩy dịch mật chứa trong đó vào đường mật và sau đó xuống tá tràng để trộn lẫn với thức ăn giúp tiêu hóa chất béo.
Khởi nguồn của sỏi túi mật là dịch mật - hợp chất giúp cơ thể tiêu hóa chất béo và thuần hóa hàng loạt vitamin. Dịch mật do gan tiết ra và được vận chuyển đến túi mật, cơ quan thực hiện vai trò bảo quản và làm cô đọng mật, có tạo dáng hình trái lê kéo dài. Sự hiện diện chất béo trong thức ăn được tiêu hóa khởi động phản ứng hormon gây ra co thắt túi mật, tiếp theo mật được đổ vào ruột.
Sỏi túi mật là những cục nhỏ xuất hiện từ mật đã kết tinh. Ở phương Tây, đa số sỏi túi mật là tập hợp chủ yếu từ cholesterol. Còn ở Việt Nam đa số là sỏi sắc tố, bắt nguồn từ trứng và xác ký sinh trùng đường ruột.
Cholesterol kết tinh ở dạng cục nhỏ khi túi mật tích trữ lượng dịch mật nhiều hơn khả năng hòa tan muối mật. Nguyên nhân tình trạng ứ trệ cũng có thể vì hoạt động bất thường của túi mật. Sỏi túi mật trở thành nguồn gốc tình trạng bệnh lý khi chúng làm tắc ống túi mật hay gây viêm túi mật.
Sỏi túi mật có thể nhỏ vài milimet hoặc lớn vài centimet, có hình tròn, bầu dục hoặc nhiều hình dạng khác tùy theo cấu tạo. Có khi bệnh nhân chỉ có một vài sỏi nhưng có người bị rất nhiều sỏi.
Triệu chứng của sỏi túi mật.
Khi mắc bệnh sỏi túi mật đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì và thường được tình cờ phát hiện trong quá trình thăm khám chẩn đoán bằng siêu âm ổ bụng. Những triệu chứng đau dữ dội xuất hiện nhiều nhất khi sỏi làm tắc ống túi mật. Những cơn đau thường xảy ra trong trường hợp túi mật co thắt đột ngột (hay xảy ra sau bữa ăn nhiều thịt, dầu mỡ), do gia tăng sức ép của sỏi lên thành túi mật hoặc động tác co thắt túi mật làm chúng dịch chuyển, hệ quả làm tắc đường dẫn mật.
Trong các triệu chứng cơ bản có cơn đau thường xuất hiện ở giữa hoặc bên phải phần trên ổ bụng, ngay dưới đường xương sườn - tình trạng đau đớn gia tăng kéo dài khoảng 60 phút và có thể duy trì, mức độ giảm dần suốt vài tiếng tiếp theo. Cảm giác đau có thể mạnh mẽ và dai dẳng hoặc nhức nhối và căng phồng. Cũng không hiếm trường hợp cơn đau lan theo hướng sau lưng hoặc cánh tay phải. Không loại trừ kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn. Cơn đau thuyên giảm, khi túi mật trở lại trạng thái bình thường.
Phần lớn các trường hợp túi mật chứa sỏi đều không quá nghiêm trọng và có thể tự kiểm soát tuy vậy có khá nhiều bệnh nhân mắc những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị sỏi túi mật tại nhà.
Những sai lầm phổ biến khi điều trị sỏi túi mật
Ít ăn mặn thì không bị sỏi
Quan niệm ít ăn mặn thì không bị sỏi là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị sỏi túi mật. Sỏi dễ hình thành nếu người bệnh ăn quá mặn. Tuy nhiên, sỏi vẫn xuất hiện nếu bạn giữ thói quen ít uống nước, lười vận động hay do bẩm sinh nước tiểu không trung hòa được các tinh thể khoáng cặn. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống và tạo thành sỏi.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Đau đớn vì sỏi thận, sỏi mật, nhiều bệnh nhân tìm đến các bài thuốc dân gian để điều trị sỏi túi mật tức thời. Tuy nhiên, thuốc nam thường giúp cơ thể bài thải cặn sỏi, chứ không làm tan sỏi lớn. Một số bài thuốc tan sỏi thực chất chỉ có tác dụng lợi tiểu và vô hiệu trước khối sỏi lớn.
Chỉ tán khi sỏi to
Bên cạnh thuốc nam, một số đông dược như kim tiền thảo được ứng dụng điều trị sỏi túi mật khá phổ biến. Tuy nhiên, cây thuốc này chỉ có tác dụng ức chế sỏi hình thành, còn tác dụng giảm đau, kháng viêm khá hạn chế. Thông thường, bệnh nhân phải kết hợp nhiều vị thuốc khác để có hiệu quả cao.
Tâm lý đợi sỏi to rồi đi tán sỏi một lần khá phổ biến. Một số bệnh nhân chủ quan không điều trị sỏi túi mật ngay từ đầu, mà ỷ lại vào tiểu phẫu tán sỏi. Tuy nhiên, kích thước sỏi càng lớn, nguy cơ biến chứng càng cao và chi phí điều trị điều trị sỏi túi mật thường tốn kém.Viên sỏi thận lớn có thể gây nghẽn đường tiết niệu, suy thận cấp tính và mãn tính nếu kết hợp viêm nhiễm. Đối với sỏi mật, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm phải can thiệp bằng ngoại khoa như viêm túi mật cấp, viêm màng bụng, viêm đường dẫn mật, tích nước túi mật, rò mật vào các tạng trong ổ bụng, xơ gan do ứ mật...
Sỏi không tái phát sau khi tán
Nhiều người nghĩ rằng bệnh sẽ không tái phát sau khi đã điều trị sỏi túi mật. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng phương pháp tán sỏi chỉ đặc trị những viên sỏi lớn, chứ không ngăn cản quá trình hình thành sỏi về sau. Để tránh tái phát, bệnh nhân cần phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, hạn chế ăn mặn và chất béo giàu cholesterol, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên...
Lời khuyên của bác sĩ khi điều trị sỏi túi mật
Đối với trường hợp sỏi có kích thước nhỏ (dưới 10mm), người bệnh có thể điều trị sỏi túi mật bằng các phương pháp nội khoa, sử dụng các dược liệu an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu kích thước sỏi lớn, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp hiện đại như mổ nội soi, tán sỏi. Ngoài ra, cần kết hợp uống thuốc, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ điều trị.
Giảm chế độ ăn nhiều chất béo, không để tăng cân. Hằng ngày cần ăn ba bữa cân bằng. Duy trì cân nặng không vượt quá chuẩn mực dành cho lứa tuổi. Thường xuyên tập luyện thể thao (đi bộ) thời gian tối thiểu 30 phút đa số ngày trong tuần. Người bệnh có bệnh về máu cần được theo dõi phát hiện sỏi túi mật bằng siêu âm. Khi đã bị sỏi túi mật nên ăn giảm chất béo để giảm co thắt túi mật và sỏi túi mật chậm phát triển