Khó thở coi chừng dấu hiệu bệnh hở van tim

Tác giả: Thu Thuy Nguyen. Ngày đăng: 23-05-2017

Bệnh hở van tim là một trong số những bệnh lý tim mạch thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Phát hiện càng sớm càng giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng.

Bệnh hở van tim là gì?

Van tim của con người giống như van một chiều trong hệ thống máy bơm, giúp máu lưu thông theo một chiều, máu từ tĩnh mạch về tim và từ tim đi ra động mạch mà không thể chảy theo chiều ngược lại. Nếu không có van tim, máu sẽ lưu thông hai chiều và tim không thể đẩy máu đi nuôi cơ thể. Van tim bị hở sẽ làm quá trình lưu thông máu khó khăn hơn.

 Khó thở coi chừng dấu hiệu bệnh hở van tim hình ảnh 1

Tim người có bốn van: Van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van dễ bị tổn thương nhất là van hai lá, kế đến là van động mạch chủ, còn van ba lá và van động mạch phổi ít bị tổn thương hơn.

Quy ước trên siêu âm tính độ hở của van tim có bốn mức: Hở 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4. Nếu chỉ bị hở từ 2/4 trở xuống thì không phải lo lắng nhiều vì đó là chuyện bình thường, chưa phải điều trị mà chỉ cần định kỳ tái khám, theo dõi; ngoại trừ việc hở van tim là hậu quả của những bệnh khác như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, thấp tim...

Van tim bị hở từ 2/4 trở lên mới cần phải chú ý, kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều trị. Khi van tim bị hở 3/4 trở lên mới phải điều trị tích cực. Nếu bị hở từ 3,5/4 trở lên sẽ mổ để sửa chữa van tim hoặc thay van tim nhân tạo.

Nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim.

Có 2 nguyên nhân gây nên bệnh hở van tim: Một là bị bệnh tim bẩm sinh, tức ngay từ khi sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Nguyên nhân thứ 2 là do người bệnh có những bệnh lý mắc phải.

Trong bệnh lý hở van tim do mắc phải được chia làm 2 dạng bệnh thường gặp: Bệnh lý van tim do hậu thấp (hở van tim sau khi bị thấp khớp, thấp tim). Bệnh lý van tim do thoái hóa (hở van tim do thoái hóa của tuổi già, hoặc bệnh lý nào đó khiến tim thoái hóa nhanh hơn).

Bên cạnh hở van tim do thoái hóa còn có những bệnh lý khác khiến van tim bị tổn thương như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim… Khi van tim bị hư, các dây chằng và phần cơ giữ van tim bên trong bị đứt dẫn đến bệnh hở van tim. Ngoài ra một số bệnh lý khác hiếm gặp nhưng cũng có thể là nguyên nhân khiến van tim bị hở như bệnh nhân bị phình động mạch chủ, cơ tim giãn nở, bệnh viêm nội tâm mạc…

Dấu hiệu nhận biết bệnh hở van tim.

Giai đoạn đầu khi bệnh hở van tim vẫn đang ở mức độ nhẹ thì người bệnh sẽ khó có thể phát hiện ra các triệu chứng và rất nhiều trường hợp trong quá trình thăm khám sức khỏe mới biết mình bị bệnh hở van tim.

Khi bệnh tiến triển ở giai đoạn nặng, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng:

  • Khó thở: Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh cảm thấy khó thở hơn, nhất là đối với bệnh nhân bị hở van động mạch phổi, hở van tim 2 lá. Khi người bệnh nằm xuống, dấu hiệu này sẽ tăng lên rõ rệt.
  • Mệt mỏi: Do tim không tuần hoàn mang máu đi nuôi cơ thể nên người bị hở van tim thường cảm thấy mệt mỏi, nếu lao động quá sức người bệnh còn có thể ngất xỉu.
  • Tim đập nhanh: Không ít người nhầm tưởng tim đập nhanh là dấu hiệu của bệnh nhịp tim đập nhanh không kiểm soát hay rối loạn nhịp tim, nhưng thực tế đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh hở van 2 lá giai đoạn đầu.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: chóng mặt, hoa mắt, sưng chân hoặc mắt cá chân, ho nhiều vào ban đêm…

Bệnh hở van tim nguyên nhân do đâu?

Các tổn thương khiến van tim bị hở có thể chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất do nguyên nhân bẩm sinh, tức mới sinh ra đã có dị tật bẩm sinh ở tim. Nhóm thứ hai do nguyên nhân người bệnh có những bệnh lý mắc phải.

Khó thở coi chừng dấu hiệu bệnh hở van tim hình ảnh 2

Trong bệnh lý hở van tim do mắc phải lại chia ra làm hai dạng bệnh thường gặp: Bệnh lý van tim mắc phải do hậu thấp, tức là sau khi bị thấp khớp, thấp tim mới dẫn đến bị hở van tim; hở van tim do nguyên nhân này hiện nay chiếm tỉ lệ cao nhất ở VN và những nước đang phát triển. Bệnh lý van tim mắc phải do thoái hóa, hở van tim do thoái hóa có thể do thoái hóa của tuổi già, hoặc do bệnh lý nào đó làm tim thoái hóa nhanh hơn so với người bình thường.

Bên cạnh hở van tim do thoái hóa còn có những bệnh lý có thể gây ra tổn thương ở van tim, cụ thể như thiếu máu (thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim). Khi van tim bị hư như vậy sẽ làm đứt những dây chằng, đứt phần cơ giữ van tim ở trong khiến van tim bị hở. Ngoài ra còn những bệnh lý khác hiếm gặp nhưng cũng có thể làm van tim bị hở, như bệnh cơ tim giãn nở hoặc bệnh nhân bị phình động mạch chủ, viêm nội tâm mạc...

Siêu âm bệnh hở van tim liệu có chính xác?

Kết quả siêu âm phụ thuộc vào người thực hiện. Nếu người làm có kinh nghiệm thì kết quả sẽ chính xác hơn người không có kinh nghiệm. Trang thiết bị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả siêu âm tim. Với máy móc tốt, độ nhạy cao, độ phân giải cao sẽ nhìn rõ hơn, chính xác hơn so với máy cũ, máy có độ phân giải thấp...

Ngoài ra, cần lưu ý van tim không phải lúc nào cũng cố định. Có lúc nó hở một chút, có lúc lại hết hở vì van tim là những cái lá rất mỏng, khi thắt lại với nhau thì kín, nhưng có khi vì một lý do nào đó bị hơi hở một chút nhưng sau đó lại trở về bình thường. Vì thế mới có chuyện bệnh nhân thắc mắc chỗ này siêu âm bảo hở, chỗ khác lại bảo không hở. Thực tế có khi van tim hết hở thật chứ không phải do bác sĩ siêu âm sai.

Bệnh hở van tim có nguy hiểm không?

Bệnh hở van tim là bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, nếu không được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Cách điều trị bệnh hở van tim.

Về điều trị, tùy nguyên nhân gây hở van tim mà việc điều trị sẽ khác nhau. Nếu hở van tim do tim bị giãn, khi điều trị tim nhỏ lại sẽ hết hở. Nếu hở do dây chằng bị dài hoăc bị đứt thì không thể hết, nhất là khi bị đứt thì phải mổ để sửa lại, nhưng vẫn phải điều trị để bệnh không nặng thêm và không dẫn tới suy tim. Khi bị hở van tim từ 2/4 trở lên, bệnh nhân nên đến bác sĩ tim mạch khám tìm những yếu tố nguy cơ có thể thúc đẩy bệnh nặng thêm để điều trị...

Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ thì không cần phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt để sống hòa bình với bệnh.

Khi van tim bị tổn thương nặng kèm theo các triệu chứng như: khó thở, đau tức ngực, mệt mỏi… có nguy cơ dẫn đến suy tim, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phẫu thuật nhằm ngăn chặn diễn biến của bệnh.

Cần phẫu thuật thay van tim khi van tim tổn thương quá nặng:

  • Phẫu thuật sửa van tim: Với các van bị hở, bác sĩ sẽ dựa vào cơ chế gây hở để có cách can thiệp khác nhau như: cắt, khâu… giúp các lá van khép kín với nhau.
  • Phẫu thuật thay van tim: Khi những tổn thương của van tim quá nặng, việc phẫu thuật sửa van tim cũng không còn hiệu quả thì cần phải cắt bỏ van tim và thay thế bằng van tim nhân tạo. Van được dùng để thay thế có thể là van cơ học hoặc van sinh học tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên cho người bị bệnh hở van tim.

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và điều trị tăng huyết áp (nếu có) vì huyết áp cao sẽ khiến tim phải làm việc gắng sức hơn.
  • Ăn nhạt, ăn ít muối: Để tránh cho tim phải gắng sức và giảm hiện tượng tăng huyết áp bạn cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình, ăn thức ăn nhạt, ít muối, ít chất béo… và kiểm tra nồng độ mỡ trong máu thường xuyên để phòng ngừa bệnh động mạch vành gây ảnh hưởng tới cơ tim, tăng mức độ hở van tim.
  • Không uống cà phê: Cà phê, rượu bia sẽ làm tăng hiện tượng rối loạn nhịp ở người bị bệnh hở van tim vì thế bạn cần tránh xa những đồ uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Tránh tăng cân: Hiện tượng thừa cân, béo phì cũng là một gánh nặng cho tim khi co bóp. Hãy tập thể dục mỗi ngày, sinh hoạt điều độ với chế độ ăn khoa học.

Có thể nói, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại, các bệnh lý về tim mạch như: Hở van tim, bệnh động mạch vành, phình động mạch chủ… nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, để có một trái tim khỏe bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.

Tags: hở van tim

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Bệnh cao huyết áp, kẻ giết người thầm lặng

Bệnh cao huyết áp xảy ra khi máu di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Đây được xem như là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó không có nhiều triệu chứng rõ rệt nhưng lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể.

Bệnh tim mạch

Hệ thống tim mạch, còn được gọi là hệ thống tuần hoàn, là hệ thống di chuyển máu đi khắp cơ thể, bao gồm tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Bệnh tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tim và các mạch máu, là thủ phạm gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Gián đoạn hoặc không cung cấp đủ ôxy đến các cơ quan trong cơ thể làm các cơ quan nội tạng bị phá huỷ hoặc thậm chí gây ra chết người.

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ tuổi ngày càng phổ biến

Bệnh thiếu máu não ở người trẻ ngày càng gia tăng điều này cho thấy căn bệnh này ngày càng trẻ hóa, do đó việc nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh cũng như học cách phòng ngừa là điều hết sức quan trọng.

Cảnh báo những triệu chứng nhồi máu cơ tim

Những triệu chứng nhồi máu cơ tim thường không rõ rệt nên dễ bị bỏ qua. Thông thường người bệnh chỉ đến khám khi bệnh đã trở nên trầm trọng. Do đó việc nhận biết và phát hiện sớm các triệu chứng nhồi máu cơ tim là điều hết sức cần thiết.

Bị khó thở rất có thể là triệu chứng suy tim

Suy tim là một bệnh lý rất nghiêm trọng do đó việc phát hiện sớm các triệu chứng suy tim sớm là điều cần thiết để giảm nguy cơ biến chứng và tử vong.

Khó thở coi chừng dấu hiệu bệnh hở van tim

Bệnh hở van tim là một trong số những bệnh lý tim mạch thường gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Phát hiện càng sớm càng giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng.

Không chịu khóc có thể là dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh chính là một trong nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, ngày nay với công nghệ tiên tiến các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tim khi thai nhi mới 22 tuần tuổi.

Người gầy cũng có thể bị máu nhiễm mỡ

Nói đến máu nhiễm mỡ ( bệnh mỡ máu) hẳn là bạn sẽ nghĩ rằng chỉ những người béo, thừa cân, người cao tuổi mới mắc phải tuy nhiên trên nhưng thực tế ngay cả người gầy, trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ.

Thay đổi lối sống có thể cải thiện triệu chứng bệnh huyết áp thấp

Việc thay đổi lối sống có thể cải thiện triệu chứng bệnh huyết áp thấp một cách đáng kể đấy. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Huyết áp cao

Là hiện tượng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140mmHg và tâm trương >=90mmHg. Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch.

Điểm danh những dấu hiệu bệnh tim mạch

Các dấu hiệu bệnh tim mạch thường khó nhận biết do chỉ xuất hiện thoáng qua làm người bệnh không để ý. Bệnh tim mạch nếu được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục càng cao.