Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh là gì?
Bệnh tim xuất hiện ngay khi vừa sinh ra được gọi là bệnh tim bẩm sinh. Tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 0,5-0,8% số ca sinh sống (8/1000). Nó là nguyên nhân chính gây tử vong (sau sinh non) trong những năm đầu đời. Ngày nay với công nghệ tiên tiến, người ta có thể chẩn đoán phát hiện bệnh tim sớm khi thai nhi mới 22 tuần tuổi. Bệnh có thể được chia thành hai nhóm: nhóm bệnh tim bẩm sinh đơn thuần và nhóm bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân từ mẹ
Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể là do mẹ trong quá trình mang thai gặp phải một số vấn đề như:
- Mẹ bị béo phì, bệnh tiểu đường có thể gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
- Sốt vi-rút, đặc biệt là hội chứng Rubella (sởi Đức)
- Dùng các thuốc ngủ, điều trị lo lâu, hen phế quản, co giật, trầm cảm, các loại ma túy như cocain và heroin, thuốc nhuộm tóc, thuốc trừ sâu trong thực phẩm.
- Tiếp xúc với tia Xquang trong 3 tháng đầu thai kỳ.
- Sử dụng rượu và thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào.
- Gien di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
- Các thuốc địa phương được sử dụng để phá thai, nếu bào thai không bỏ được thì khi sinh ra dễ bị tim bẩm sinh phức tạp.
- Nếu mẹ bị bệnh tim hoặc người con trước sinh ra bị bệnh tim.
Ngoài ra, mang thai muộn có thể gây ra tỷ lệ mắc hội chứng Down cao hơn, trong đó ngoài việc chậm phát triển tinh thần và các bất thường thể chất, 50% số chúng có thể có khiếm khuyết vách nhĩ thất phức tạp trong tim.
Nghiên cứu của Baltimore chỉ ra rằng hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng tỷ lệ tắc nghẽn ở bên phải của tim và có lỗ trong tim. Ngày nay, xuất hiện nguy cơ bị hội chứng rượu bào thai, trong đó ngoài bệnh tim, sự phát triển não bị ức chế và trẻ được sinh ra có đầu nhỏ.
Không khóc sau khi sinh ra có thể là dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh
Nếu trẻ không khóc ngay sau khi sinh ra, da tím tái, khó thở, co rút lồng ngực, bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại, đây rất có thể là những dấu hiệu bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.
Bú sữa mẹ là một bài tập và nếu trẻ không thể bú sữa mẹ trong 10 phút và nghỉ giữa chừng, trẻ cảm thấy khó thở khi bú, đó là dấu hiệu tim yếu. Nếu phát hiện thấy trẻ có âm thanh rít ở tim, cũng cần đưa trẻ đi khám bác sĩ tim mạch.
Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có thể sống sót qua thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành ngày càng gia tăng là thành quả của việc cải thiện các dịch vụ chăm sóc y tế như phẫu thuật, dược phẩm, gây mê hồi sức và chăm sóc đặc biệt trong vài thập niên trở lại đây. Đến nay, tỷ lệ này lên đến 85% so với con số khiêm tốn 15% chỉ các đây vài chục năm. Nhóm bệnh nhân mới này hiện nay đang bắt đầu bước vào tuổi tuổi trưởng thành và cần được tiếp tục theo dõi và giúp đỡ, một vài trường hợp cần đến can thiệp phẫu thuật. Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt buộc phải đóng, những trường hợp chỉ bị PDA, chỉ bị thông liên nhĩ đơn, và khuyết tật vách liên thất, phẫu thuật điều trị các bệnh tim bẩm sinh thường chỉ làm giảm nhẹ hơn là chữa lành hẳn
Bất chấp mong muốn cải thiện cuộc sống, các bệnh nhân bị bệnh tim bẩm sinh khi bước vào tuổi trưởng thành sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại như:
- Thiếu hiểu biết về các khuyết tật của họ
- Nhiều người ngộ nhận rằng mình đã khỏi hẳn, không ý thức được những hệ quả có thể xảy ra và khả năng phải phẫu thuật can thiệp lần nữa
- Việc dùng thuốc và phẫu thuật can thiệp cần phải được tiếp tục theo dõi nâng đỡ suốt đời, khám định kỳ và kiểm tra thường xuyên cần phải được thực hiện đều đặn
- Nguy cơ viêm nội tâm mạc và nhu cầu điều trị dự phòng bằng kháng sinh
- Xử lý các vấn đề y tế liên quan đến tim mạch kèm theo.
- Các vấn đề về lối sống, tâm lý, giáo dục, nghề nghiệp, tài chính, tình cảm và xã hội
Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào người mẹ
Để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, bạn cần ghi nhớ tất cả những điều nên tránh khi mang thai. Không uống rượu, hút thuốc và dùng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bắt đầu dùng axit folic thậm chí trước khi mang thai và liên tục để phòng ngừa tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.