Tai Mũi Họng

Con em đc 1 tháng tuổi, khi sinh ra đã k có lưỡi gà ( k kèm sứt môi hở hàm ếch), bé bú sữa hay bị trào ra mũi và miệng, ngoài ra bé khóc tiếng rất to và tăng cân bt.Em có thể mang bé đến bv nào để khám và đến thời điểm nào thì có thể phẩu thuật cấy lưỡi gà cho bé?sau phẩu thuật bé sẽ k bị ngọng nữa đúng k ạ?

Hùynh Thị Thu Sương

(2016/06/25 21:40)

Chào bạn.
Như vậy là con bạn bị dị tật bẩm sinh thuộc dạng sứt môi hở hàm ếch, tuy không bị sứt môi, không bị hở hàm ếch mà chỉ ngắn lưỡi gà thôi. Lưỡi gà nằm ở giới hạn sau của ổ miệng, là một phần của khẩu cái mềm. Lưỡi gà có người khá to, có người khá nhỏ, không phải mọi người như nhau. Chức năng của khẩu cái mềm và lưỡi gà là đóng eo họng khi nuốt, không cho thức ăn đưa lên mũi, mở ra khi hít thở. Chúng còn tham gia vào chức năng phát âm. Có một số dị tật lưỡi gà liên quan chủ yếu các dị tật của hở hàm ếch, hay sứt môi, hay cả sứt môi và hở hàm ếch, lưỡi gà chẻ đôi...
Nếu không thấy dị tật bẩm sinh khác đi kèm, bạn hãy theo dõi việc bú, ăn, uống của bé, nếu cháu vẫn ăn uống không bị sặc, sinh hoạt bình thường, trọng lượng vẫn phát triển đều và lên cân, bạn yên tâm và khi trẻ ở tầm 12 - 16 tháng tuổi thì cho đi khám để nếu cần thiết có thể phẫu thuật tạo hình lưỡi gà. Dị tật này có thể tác động hoặc không tác động đến phát âm, nhiều tình huống không thấy lưỡi gà nhưng khẩu cái mềm vẫn đủ đóng kín đường lên mũi theo yêu cầu khi nói thì không tác động đến giọng nói của trẻ.
Về vấn đề ăn uống: Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi dưỡng tốt nhất. Bạn nên cho bé ở tư thế ngồi hoặc hơi thẳng đứng, tư thế này sẽ giúp hạn chế sữa mẹ chảy vào trong mũi và làm trẻ bị sặc. Khi cho bú nên để vị trí đầu trẻ quay sang bên phải trong lần bú này và quay sang bên trái trong lần bú khác, để trẻ có thể sử dụng tất cả các cơ ở vùng miệng. Ngoài ra, khi cho bé bú cần chú ý, đưa vú vào thật sâu trong miệng trẻ ngậm hết quầng vú giúp sữa chảy vào phía sau lưỡi của trẻ.
Đôi khi do cấu tạo của từng khe hở nhiều ít khác nhau mà mẹ phải vắt sữa và cho trẻ uống sữa bằng muỗng. Để tránh sặc khi cho trẻ ăn bằng muỗng nên cho bé ở tư thế ngồi hoặc hơi thẳng đứng, tư thế này sẽ giúp hạn chế sữa chảy vào trong mũi và làm trẻ bị sặc.
Nếu cho trẻ bú bình, cũng cần giữ cho trẻ ở tư thế này, núm vú nên đặt vào phần miệng có mô lành. Khi vệ sinh cho trẻ, nên lau mặt và miệng cho trẻ bằng khăn vải mềm và ướt, dùng bông tẩm nước sạch để lau vùng khe hở môi cho trẻ.
Chúc bạn khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Tai Mũi Họng
cho em hoi u nang hong la gi a va cach dieu tri ra sao

nguyễn nhật nam

(2015/05/28 04:12)