Những ai cần siêu âm Doppler thai nhi?

Tác giả: 黄青山. Ngày đăng: 15-03-2018

Một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hàng đầu hiện nay với độ chẩn đoán chính xác cao là siêu âm Doppler thai nhi.

Siêu âm là một phần không thể thiếu trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu. Một trong những kỹ thuật siêu âm phổ biến hàng đầu hiện nay với độ chẩn đoán chính xác cao là siêu âm Doppler thai nhi.

Mục đích của siêu âm Doppler thai nhi là gì?

Siêu âm Doppler thai nhi sẽ kiểm tra các khu vực khác nhau tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người mẹ. Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu, chẳng hạn như dây rốn, não và trái tim để xác định xem liệu bé có tiếp nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và oxy thông qua nhau thai hay không.

Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu

Siêu âm Doppler thai nhi giúp đo lường lưu lượng máu ở các bộ phận khác nhau của cơ thể bé yêu

Bên cạnh đó, nhờ siêu âm Doppler, bác sĩ có thể phát hiện được những dòng hở van 2 lá, 3 lá của tim thai, đo vận tốc dòng máu qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp tim thai.

Tương tự như tất cả các kiểu siêu âm khác, siêu âm Doppler được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

Siêu âm Doppler được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi

Siêu âm Doppler thai nhi được đánh giá an toàn, không gây nguy hiểm cho thai nhi

Vậy, những ai cần siêu âm Doppler thai nhi?

Siêu âm Doppler thai nhi thường được sử dụng 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, siêu âm này còn được bác sĩ chỉ định bắt buộc trong những trường hợp sau:

•           Mang đa thai;

•           Thai nhi bị ảnh hưởng bởi các kháng thể Rh;

•           Thai nhi bị ảnh hưởng bệnh Parvovirus (một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Canine Parvovirus gây nên);

•           Thai nhi chậm phát triển;

•           Em bé ở lần sinh trước bị nhẹ cân;

•           Thai phụ từng bị sẩy thai muộn hoặc bé tử vong ngay sau khi sinh;

•           Thai phụ hiện đang mắc bệnh, ví dụ như tiểu đường hoặc huyết áp cao;

•           Thai phụ có chỉ số BIM (chỉ số khối cơ thể) thấp hoặc cao;

•           Thai phụ hút thuốc;

•           Nghi ngờ có hẹp hoặc tắc mạch máu như hẹp động mạch chi, hẹp động mạch thận;

•           Phát hiện suy van tĩnh mạch chi hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh;

•           Đánh giá trong các thông nối như chạy thận nhân tạo, thông nối cửa chủ trong bệnh lý xơ gan;

•           Đánh giá các tạng ghép như thận, gan,…;

•           Cần đánh giá các bệnh lý của tim: khuyết van tim, bệnh tim bẩm sinh;

•           Bệnh lý phình mạch máu: phình động mạch chủ bụng;

•           Đánh giá sự phát triển thai nhi và các dị tật thai nhi;

•           Tình trạng tuần hoàn của các khối u, viêm ruột thừa, huyết động học trong bệnh lý xơ gan,…

 

Cùng chuyên mục

39

Trẻ nhỏ vẫn thường hay nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Và à việc sụt sịt của các bé vẫn luôn mang đến sự âu lo dành cho ba mẹ, vậy đâu là bác sĩ nhi giỏi ở quận 8. Dưới đây là thông tin phòng khám nhi bác sĩ Nguyễn Thanh Thiện bệnh viện Nhi đồng 2 để ba mẹ tham khảo nhé.

Sản phụ khoa

- 20/03/2018

Chi phi kham thai avatar

Với nhiều chị em phụ nữ lần đầu mang thai, chi phí khám thai là một điều đáng trăn trở, liệu bao nhiêu là đủ trong suốt thai kỳ?

Sản phụ khoa

- 20/03/2018

Sieu am can nang thai nhi avatar

Sau khi siêu âm cân nặng thai nhi, bác sĩ sẽ cho bạn biết về cân nặng hiện tại của bé yêu. Nhưng, liệu con số đó có chính xác không?

Sản phụ khoa

- 20/03/2018

Cac chi so sieu am thai avatar

Sau mỗi lần siêu âm thai, liệu mẹ bầu có biết cách đọc các chỉ số siêu âm thai trên tờ giấy kết quả?

Sản phụ khoa

- 20/03/2018

Bang gia sieu am thai avatar

Giá siêu âm thai liệu có “đắt đỏ” như mọi người nghĩ? Hãy cùng Finizz ngắm nghía bảng giá siêu âm thai tại bệnh viện Từ Dũ nhé.

Sản phụ khoa

- 20/03/2018