Dinh dưỡng cho Bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Tác giả: Lien Tran. Ngày đăng: 14-10-2016

Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

Nhận được tin nhắn hai vạch, điều này đồng nghĩa cuộc sống của bạn đang dần thay đổi và chuyển sang một bước ngoặt lớn. Trong đó, dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

1/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ nhất

Tháng đầu của thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên, làm bạn thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đó chính là dấu hiệu của ốm nghén. Lúc này, thật khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất và giúp làm dịu cơn thai nghén. Đừng lo, bật mí cho bà bầu mẹo ăn uống lý tưởng sau:

-Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Để sẵn ở đầu giường một lọ bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô.

-Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày.

-Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và gá. Đừng quên uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối.

-Uống nước giữa các bữa ăn, chứ không nên uống trong bữa ăn.

-Tránh những món khó tiêu nhiều chất béo, chiên, rán, ngọt hoặc cay. Chúng chỉ khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ mà thôi!

Trong tháng đầu tiên này, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…

2/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2

Tăng cân khi mang thai sao cho hợp lý là điều mẹ bầu cần phải biết. Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng khoảng 1-2kg, hoặc đôi khi chỉ cần 0,4kg-1,7kg cũng khá ổn, bởi nhiều mẹ vì sự “tra tấn” của chứng ốm nghén, lại bị sút vài cân.

Về vấn đề ăn cho cả hai, mẹ nên định rõ lại quan điểm. Không phải ăn gấp đôi, nhưng phải ăn thêm để đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày tăng khoảng 300. Vì vậy, thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn, bạn nên chăm sóc chất lượng món ăn của mình.

Thực phẩm trong chế độ ăn uống dành cho bà bầu nên đa dạng, và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Ngoài ra, cố gắng hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. A-xít folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này. Ngoài ra, nhớ uống 2 lý sữa ít béo mỗi ngày, vì đây là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời.

3/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

Trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể chuyện ăn uống không phải đề tài yêu thích của bà bầu bởi tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ. Tuy nhiên, một khi đã bước qua tháng thứ 3, tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn. Cảm giác khó chịu do chứng ốm nghén đang giảm đi trông thấy.

Nếu 2 tháng trước vẫn chưa ăn đúng cho lắm, không sao, bạn có thể cho vào quỹ đạo từ bây giờ. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Sau cột mốc này, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg.

Lời khuyên dinh dưỡng cho tháng này:

-Tạo thói quen ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt không thân thiện, nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Thay vào đó, chọn món giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như các loại hạt, trái cây sấy khô.

-Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng lên 3-4 ly/ngày.

-Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

4/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

Tháng thứ Tư, bụng đã lấp ló xuất hiện. Đây cũng là lúc bạn nên chú trọng nhiều hơn vào việc duy trì và đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng. Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

5/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 5

Tam cá nguyệt thứ 2 thường là khoảng thời gian thoải mái, dễ chịu nhất với mẹ bầu. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và năng động hơn hẳn so với 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Trong 4 tháng đầu tiên mang thai, bạn nên tăng khoảng 3-4kg. Cuối tháng thứ 5, cần tăng thêm 1,5-2kg.

Cơ thể mẹ bầu lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh, nguyên do thường vì cơ thể tích quá nhiều nước. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối trong lúc nấu ăn, tránh thực phầm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn chế biến sẵn, dưa chua, ô-liu và các loại thịt xông khói.

Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác. Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.

6/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 6

Chúc mừng mẹ bầu, đến cuối tháng này, bạn đã hoàn thành 2/3 chặng đường. Đây là thời gian bạn cảm thấy đói liên tục do bé con lớn hơn và cần nhiều dinh dưỡng hơn. Từ đầu thai kỳ đến cuối tháng thứ 6, bạn nên tăng được 6-8kg.

Lời khuyên về dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tháng này:

-Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

-Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo nây, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.

-Chắc chắn rằng bản thân vẫn đang uống vitamin theo toa của bác sĩ.

7/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7

Bạn đã bước vào tam cá nguyệt cuối cùng, đan xen với niềm vui vì sắp cán đích, bầu còn phải đối mặt với khá nhiều tác dụng phụ của thai kỳ. Để vượt qua giai đoạn này suôn sẻ, bạn có thể tham khảo những lời khuyên hữu ích sau về dinh dưỡng:

–Ợ nóng: Áp lực của tử cung vào dạ dày tạo ra a-xít trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Để ngăn ngừa chứng ợ nóng, bạn không nên để dạ dày rỗng trong thời gian dài, và khi ăn, tuyệt đối không ăn quá no. Thay vào đó, ăn nhẹ bổ dưỡng 3 giờ/lần, tránh thức ăn chiên, nhiều dầu mỡ và thức ăn cay. Cố gắng ngủ với gối cao.

-Phù nề chân tay: Khả năng tích nước của cơ thể tăng lên do bạn nạp nhiều natri từ muối trong thực phẩm đóng hộp, nước sốt, dưa chua, khoai tây chiên. Vì vậy, nhớ đừng ăn thực phẩm dạng này. Ngoài ra, vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu lưu thông trơn tru hơn.

–Táo bón khi mang thai: Mức độ hormone thay đổi làm chậm quá trình tiêu hóa, vì vậy bạn nên bổ sung thêm nhiều chất xơ để ngăn ngừa táo bón. Uống nhiều nước cũng rất cần thiết!

-Mệt mỏi và buồn ngủ: Ở giai đoạn này, bạn rất dễ bị thiếu máu với triệu chứng đi kèm là mệt mỏi, buồn ngủ. Điều này có thể là do lưu lượng máu tăng lên, nhưng bạn lại không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết. Do đó, bạn cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ, các loại đậu, rau xanh, và đừng quên bổ sung vitamin C cho dễ hấp thụ.

8/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 8

Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trường và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

9/ Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 9

Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

Đến gần cuối tháng 9, bạn nên tăng khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ. Lời khuyên hữu ích dành cho bầu và tháng cuối như sau:

-Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.

-Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này.

-Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

-Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều.

-Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh.

-Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.

-Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

-Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện.

-Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.

-Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Dinh dưỡng cho Bà bầu trong 9 tháng thai kỳ

Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng và cần sự để tâm đặc biệt trong thai kỳ. Một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn.

Bà bầu đi tiểu đêm nhiều lần rất có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai. Phát hiện sớm những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ gặp biến chứng cho cả mẹ và bé.

Thuốc chữa đau bụng kinh nguyên phát và những điều cần lưu ý

Thuốc chữa đau bụng kinh nguyên phát và những điều cần lưu ý. Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là khi cơn đau xuất hiện cùng với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu như bạn thường xuyên bị đau bụng kinh, thì đừng quá lo lắng nhé vì có đến hơn một nửa phụ nữ bị đau 1-2 ngày hàng tháng khi có kinh.

Bị rong kinh – Chữa ngay nếu không muốn bị vô sinh

Bị rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80ml/chu kỳ). Bị rong kinh có thể gây ra những hậu quả rất lớn đến sức khỏe do máu bị mất đi nhiều.

Triệu chứng mãn kinh bạn đã biết?

Triệu chứng mãn kinh bạn đã biết? Nếu tuổi dậy thì đánh dấu sự bắt đầu của quá trình sinh sản, thì mãn kinh đánh dấu sự kết thúc của quá trình sinh sản ở người phụ nữ. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết được những triệu chứng mãn kinh bạn nhé!

Xét nghiệm mang thai sớm cách nào chính xác nhất?

Xét nghiệm mang thai sớm không chỉ giúp xác định có thai mà còn giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình khi mang thai nữa đó!

Nguyên nhân nào khiến sảy thai tự nhiên liên tiếp liên tiếp?

Sảy thai tự nhiên liên tiếp được định nghĩa là khi bị sảy thai hơn 2 lần. Phụ nữ sau 3 lần sảy thai nên đi khám toàn diện. Trên thực tế, chỉ có một số nhỏ phụ nữ (1%) bị sảy thai tự nhiên liên tiếp mà thôi.

Kinh nguyệt bất thường – Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh

Kinh nguyệt bất thường – Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh, còn được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, là khoảng thời gian trong đó cơ thể người phụ nữ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên. Phụ nữ tiền mãn kinh bắt đầu ở lứa tuổi khác nhau, thông thường điều này xảy ra ở độ tuổi 40.

Điều trị bệnh trĩ thông qua việc thay đổi lối sống

Để việc điều trị bệnh trĩ tại nhà hiểu quả, bạn nên thiết lập cho mình một chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước đồng thời thường xuyên luyện tập thể thao.

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhờ xét nghiệm Pap

Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung nhờ xét nghiệm Pap. Bạn có biết cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây ra cái chết hàng đầu ở nữ giới. Việc phát hiện ra những dấu hiệu ung thư cổ tử cung trong giai đoạn sớm là điều hết sức quan trọng trong việc điều trị và phòng tránh ung thư xâm lấn sang các bộ phận khác.

Nguy cơ vô sinh vì hội chứng buồng trứng đa nang

Buồng trứng đa nang hay còn gọi là hội chứng đa nang buồng trứng thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng này nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh sản của phụ nữ.

Kinh nguyệt thất thường có thể là dấu hiệu của bệnh u xơ tử cung

Mặc dù bệnh u xơ tử cung chỉ là một khối tăng trưởng lành tính, tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng càng cao

Ung thư buồng trứng là khi các khối u ác tính hình thành ở buồng trứng, ung thư có thể hình thành ở một hoặc cả hai buồng trứng. Phụ nữ ngoài 55 tuổi hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Rối loạn kinh nguyệt - Nỗi lòng khó nói của chị em phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt, nỗi lòng khó nói của chị em phụ nữ. Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt mà không biết chia sẻ cùng ai, hãy tham khảo một số giải đáp thắc mắc của bác sĩ dưới đây để hiểu hơn về tình trạng của mình nhé!.

Bệnh lạc nội mạc tử cung có phải là nguyên nhân gây vô sinh?

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lý này nguy hiểm ra sao? Hãy cũng Finizz. com tìm hiểu nhé!.

Hiểu về tiền sản giật khi mang thai để bảo vệ mẹ và con.

Tiền sản giật khi mang thai thường gặp ở phụ nữ sinh con đầu lòng. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến và được coi là một trong những vấn đề sản khoa nghiêm trọng trong thai kì.

Cao huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp thai kỳ là hiện tượng tăng huyết áp sau tuần thứ 20 của thai kỳ, xảy ra ở 6-7% phụ nữa mang thai, và thường thấy nhất ở lần mang thai đầu tiên. Nếu bệnh nặng và không được điều trị có thể gây thiệt hại cho thận, tim và não. Rối loạn này cũng có thể dẫn đến tiền sản giật, một biến chứng nghiêm trọng của thời kỳ mang thai gây co giật, chảy máu và các vấn đề khác.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm tổ tuyến cổ tử cung là gì? Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng cách nào? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung ở đâu hiệu quả và tốt? Bác sĩ giỏi chữa Viêm lộ tuyến cổ tử cung tại Hà Nội và Hồ Chí Minh? Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm viêm lộ tuyến cở tử cung ở đâu? Viêm lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng các tuyến, có chức năng bài tiết dịch nhày ở cổ tử cung bị lộ ra ngoài và nhiễm khuẩn. Đây là căn bệnh phụ khoa gặp nhiều ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chị em. Bệnh còn có nguy cơ trở ngại chức năng sinh sản ở nữ giới như sảy thai, sinh non, hiếm muộn, thậm chí vô sinh,… nếu không được điều trị kịp thời.

Xuất huyết âm đạo bất thường – Dấu hiệu của thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi một trứng đã thụ tinh phát triển bên ngoài tử cung. Khi phát triển, thai ngoài tử cung có thể làm vỡ ống dẫn trứng dẫn đến xuất huyết nội nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.

Nước tiểu chuyển màu coi chừng bị viêm đường tiết niệu

Đừng chủ quan khi bị viêm đường tiết niệu bạn nhé, vì nếu bệnh không điều trị sớm nên có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận, suy thận, nhiễm trùng máu hay thậm chí là vô sinh.

Bệnh u nang buồng trứng - Không nguy hiểm nhưng cũng đừng chủ quan

Bệnh u nang buồng trứng là bệnh khá phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh tuy không quá nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể diễn tiến đến một số biến chứng nguy hiểm.

Học cách nhận biết dấu hiệu ung thư vú

Bạn đã biết cách nhận biết các dấu hiệu ung thư vú hay chưa? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm vùng chậu chữa ngay kẻo vô sinh

Bệnh viêm vùng chậu (PID) là bệnh lý khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm vùng chậu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng kéo dài khác.

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là những trường hợp thai không nằm trong lòng tử cung mà nằm ở những nơi khác bên ngoài tử cung, thường gặp nhất là ở vòi trứng, khi vỡ chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, đe dọa đến tính mạng, sức khoẻ của người có thai ngoài tử cung vỡ. Căn bệnh này thường gặp ở những phụ nữ bị viêm nhiễm vòi tử cung, có tiền sử bệnh viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung, sử dụng vòng tránh thai.

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là gì?Tìm hiểu, tổng quan, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết. Bệnh có nguy hiểm không? Phòng ngừa bệnh, thuốc và cách chữa hiệu quả. Nhiễm trùng vùng chậu là những nhiễm trùng có liên quan đến ống dẫn trứng, tử cung và / hoặc buồng trứng

U nang buồng trứng

Là túi chất lỏng bất thường hình thành trong buồng trứng. U nang buồng trứng có thể phát triển từ các mô của buồng trứng hay từ mô của các cơ quan khác trong cơ thể, di căn vào buồng trứng. Các loại u nang buồng trứng: u nang nội mạc tử cung (endometriomas), u nang tuyến (cystadenomas), u nang da (dermoid) và buồng trứng đa nang.