Tổng quan
Viêm gan do rượu là bệnh lý gan bị tổn thương do uống nhiều rượu hay đồ uống có chứa chất cồn trong thời gian dài gây nên.Viêm gan do rượu nếu không được phát hiện sớm và điều trị tích cực bệnh có thể phát triển thành xơ gan và nhanh chóng tiến triển tiếp thành ung thư gan, khi đó tỉ lệ tử vong sẽ tăng lên rất cao, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh.
Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài chính là nguyên nhân chính dẫn đến viêm gan do rượu. Tuy nhiên còn tùy theo cơ thể mỗi người mà một số người chỉ uống rượu với lượng nhỏ hoặc trung bình cũng có thể dẫn đến bệnh này.
Ngoài ra, những người đang mắc bệnh hoặc gan nhiễm mỡ nhưng không điều trị dứt điểm và vẫn uống rượu sẽ làm gan phải hoạt động nhiều, chức năng gan kém đi không thể đảm đương được việc giải độc gan do rượu như bình thường, làm tế bào gan bị tổn thương dẫn đến viêm gan.
Triệu chứng viêm gan do rượu
Theo các chuyên gia bệnh gan, viêm gan do rượu không dễ chẩn đoán. Thông thường bệnh diễn biến nặng sau thời gian uống rượu nhiều kéo dài. Khi đã biểu hiện rõ ràng, bệnh thường có triệu chứng như sau:
- Chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu, sụt cân, đau bụng và vàng da.
- Sốt đôi khi cao tới 39 độ C
- Đa số người bệnh bị gan phình to, đau tức khó chịu, 1/3 số người bệnh có hiện tượng lá lách to. Nặng hơn có thể bị: cổ trướng, phù, chảy máu, bệnh não gan.
Với người bệnh viêm gan do rượu, những biểu hiện như vàng da, cổ trướng và bệnh não gan nhưng có thể giảm dần khi kiêng rượu. Nếu tiếp tục uống rượu và chế độ ăn uống kém dinh dưỡng có thể dẫn đến các đợt cấp lặp đi lặp lại với biểu hiện của gan mất bù có thể dẫn tới tử vong.
Chẩn đoán Viêm gan do rượu
Có rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan do rượu có thể mắc thêm một số bệnh lý khác, tuy nhiên, nếu những bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu bia, mặc dù với một lượng rượu bia ít nhưng cũng có nguy cơ lớn dẫn đến viêm gan do rượu và cần làm các xét nghiệm để đánh giá, kiểm tra bệnh. Để chẩn đoán chính xác viêm gan do rượu cũng như mức độ tổn thương gan ở người bệnh thì bệnh nhân cần làm các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra một số enzym liên quan đến gan, chẳng hạn như aspartate aminotransferase (AST) và alanine aminotransferase (ALT). Người bệnh nếu như mắc bệnh viêm gan do rượu và men gan tăng cao cần hết sức cảnh giác, có nhiều bệnh nhân dễ dẫn đến tình trạng hôn mê gan.
- Siêu âm gan: Có thể sử dụng thử nghiệm hình ảnh không xâm lấn để xem gan và để loại trừ các vấn đề về gan khác. Hình ảnh về gan ở người bệnh viêm gan do rượu có thể đánh giá hình thái gan nhằm phát hiện những tổn thương trong gan như: xơ gan, u gan…
- Sinh thiết gan: Thủ tục này, một mẫu nhỏ mô được lấy ra từ gan và kiểm tra dưới kính hiển vi. Sinh thiết gan thường liên quan đến chèn một cây kim, dài và mỏng qua da và vào gan để lấy ra một mẫu mô.
Biến chứng viêm gan do rượu
Nếu người bệnh viêm gan do rượu không được trị bệnh dứt điểm thì có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng sống. Đồng thời người bệnh bị viêm gan do rượu sẽ dẫn đến sức miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là cơ quan phổi dễ bị lây nhiễm làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi lên 4-5 lần so với người bình thường thậm chí gây tử vong.
Viêm gan do rượu nếu không được điều trị ở giai đoạn sớm, ở giai đoạn nặng bệnh có thể gây ra chứng cao áp mạch môn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa xuất huyết, loét dạ dày hay dãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết.
Khi mắc viêm gan do rượu, bệnh nhân vẫn tiếp tục uống rượu nhiều có thể dẫn đến hệ tiêu hóa xuất huyết làm rối loạn acid-base và chất điện giải, tiếp tục gây truyền nhiễm. Khi gan rơi vào trạng thái hôn mê, nếu không kịp thời trị bệnh thì tỉ lệ tử vong rất cao.
Điều trị viêm gan do rượu
Để điều trị viêm gan do rượu, trước tiên người bệnh phải ngừng tất cả các đồ uống có cồn.
Bổ sung năng lượng, tăng cường chất dinh dưỡng cho người bệnh hạn chế tối đa những tổn thương sức khỏe do suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại thuốc làm giảm triệu chứng viêm gan do rượu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng viêm gan gây tổn thương gan. Người bệnh cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý ngừng thuốc hoặc uống thuốc không đúng chỉ định khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.