Dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì?

Chào BS,

Cháu muốn hỏi bệnh trầm cảm ở tuổi của cháu thì có thể chữa được không ạ?

Cháu cũng chưa chắc chắn lắm là mình bị trầm cảm. Cháu cảm thấy tinh thần sa sút, ít tập trung, đặc biệt là dễ khóc, dễ cáu không lý do.

Cháu tìm trên internet những dấu hiệu của trầm cảm thì cho kết quả đúng như hiện tại của cháu.

Cháu muốn được tư vấn và không muốn đi khám hay uống thuốc. Cháu sợ khi người trong gia đình hỏi tại sao lại bị như vậy?

Không biết có câu trả lời nào cho câu hỏi của cháu không ạ?

(Nguyễn Mai Phương - maiphuong…@gmail.com)

(2017/06/05 18:33)

Chào em,

Các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi 13-16:

* Dấu hiệu trầm cảm ở hầu hết các trẻ vị thành niên bắt đầu với triệu chứng cáu bẳn, dễ kích thích. Nguyên nhân là do những thắc mắc trong lòng không được giải tỏa, những tò mò của tuổi mới lớn khiến trẻ dễ tức giận và không kiểm soát được hành động của bản thân.

* Trẻ có dấu hiệu trầm cảm sẽ không bất kỳ thứ gì mặc dù các đồ dùng hay những thứ trước đây là niềm đam mê, say sưa của trẻ.

Trẻ thường thích ở một mình trong phòng riêng không thích ánh sáng, không thích nơi ồn ào, náo nhiệt, hay bi quan chán nản, bực dọc không thích tiếp xúc ai, lúc nào cũng nghĩ mình là người ăn bám không giúp gì được cho ai.

* Hay khóc bâng quơ,  không có nguyên nhân.

* Cô lập với bạn bè và gia đình, không quan tâm với các hoạt đông xảy ra hàng ngày.

* Hay có những hành động tự phát như hủy hoại bản thân, thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, khó tập trung.  

Như cháu mô tả thì cháu có thể bị trầm cảm,

Điều trị:

Với trẻ trầm cảm mức độ vừa và nặng, tốt nhất là kết hợp liệu pháp tâm lý.

- Với các bệnh nhân nhẹ thì nên bắt đầu bằng liệu pháp tâm lý, chỉ dùng thuốc bổ sung nếu liệu pháp này không đủ hiệu quả.

- Trong liệu pháp nhận thức - hành vi, trẻ vị thành niên được giải thích rằng cách suy nghĩ của mỗi người có thể ảnh hưởng tới cảm xúc và hành vi của người đó, rằng suy nghĩ tiêu cực sẽ dẫn tới các triệu chứng trầm cảm, lo âu. Trẻ được học cách nhận biết các dấu hiệu báo trước của suy nghĩ tiêu cực và chuyển những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, nhờ đó trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và có ít dấu hiệu trầm cảm hơn.

- Cháu hãy kể cho cha, mẹ hoặc người thân của cháu về những biều hiện tâm ý của cháu để ba mẹ chia sẻ cùng cháu.

Mỗi hành động đúng đắn của cha mẹ sẽ vạch nên con đường sáng giúp trẻ vững bước hơn trong quá trình trưởng thành.

Cháu có thể đến Phòng khám Thần kinh của PGS. TS. BS Vũ Anh Nhị - BV Đại học Y dược TPHCM
49/6B Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TPHCM
ĐT: 0838 630 323
Email: [email protected]
Giờ khám: 17g - 19g hàng ngày, từ thứ 2 - thứ 6
Phòng khám nghỉ tết, bắt đầu khám lại từ ngày mùng 10
Giá khám: 200 - 300.000 đồng

Ngoài ra, PGS.BS Vũ Anh Nhị còn khám bệnh tại phòng khám Thần kinh - BV Đại học Y dược TPHCM ngày thứ 2 (giờ hành chính). 

Nếu cháu muốn khám tại phòng khám, xin vui lòng đặt lịch khám thông qua Finizz.com - trang web đặt lịch khám nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí. 

Thân ái. 

 

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan