Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Tác giả: 黄青山. Ngày đăng: 25-04-2017

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.

Bệnh sởi có thể nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong cho trẻ nhỏ. Trong khi tỷ lệ tử vong đã giảm trên toàn thế giới do nhiều trẻ em được chủng ngừa sởi, bệnh vẫn giết chết vài trăm ngàn người mỗi năm, hầu hết ở độ tuổi dưới 5 tuổi.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em.

Các triệu chứng và dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ em xuất hiện từ 7 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus sởi. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em thường gặp bao gồm:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Chảy nước mũi
  • Đau họng
  • Mắt đỏ (viêm kết mạc)
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Những đốm trắng nhỏ với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng ở vùng niêm mạc má, được gọi là đốm Koplik (Koplik’s spots).
  • Phát ban da tạo thành những vệt lớn phẳng và thường hợp lưu với nhau. 

Nhiễm trùng diễn tiến tuần tự theo các giai đoạn sau trong khoảng 2 đến 3 tuần:

  • Ủ bệnh . Kéo dài 7 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bạn nhiễm virus. Virus sởi tăng sinh nhưng bạn không có triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này.
  • Các triệu chứng không đặc hiệu: Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến sốt vừa, thường kèm theo ho dai dẳng, chảy nước mũi, mắt đỏ (viêm kết mạc) và đau họng. Bệnh tương đối nhẹ và có thể kéo dài hai hoặc ba ngày
  • Bệnh cấp tính và phát ban . Phát ban bao gồm các đốm nhỏ màu đỏ, một số có thể gờ nhẹ. Các đốm nhỏ có thể tập hợp lại thành những mảng lớn màu đỏ. Đầu tiên ban xuất hiện ở mặt, đặc biệt là sau tai và dọc theo đường chân tóc. Vài ngày sau, ban lan xuống cánh tay và thân mình, sau đó đến đùi, cẳng chân và bàn chân. Đồng thời, sốt cao đột ngột, thường là 104-105 F (40-40,6 C). Ban sởi lặn và mờ dần cũng theo thứ tự từ mặt xuống chân.
  • Thời gian lây bệnh . Một người bệnh sởi có thể lây lan virus cho người khác trong khoảng 8 ngày, bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục 4 ngày kể từ khi ban xuất hiện.

Bệnh sởi ở trẻ em, nguyên nhân do đâu?

 Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Virus gây bệnh sởi ở trẻ em rất dễ lây lan. Chúng sống trong chất nhầy mũi và cổ họng của người bị nhiễm. Do đó người bị nhiễm virus có thể lây bệnh từ khi chưa có triệu chứng sởi.

Khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, các giọt chất tiết bắn vào không khí và người khác có thể hít phải chúng. Khi các giọt chất tiết này rơi trên bề mặt, virus vẫn hoạt động và lây nhiễm trong nhiều giờ. Bạn có thể bị nhiễm virus khi chạm tay lên bề mặt bị nhiễm rồi cho tay vào miệng hoặc mũi hoặc dụi mắt.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sởi ở trẻ em

  • Không tiêm chủng . Những người chưa được tiêm ngừa bệnh sởi rất dễ mắc bệnh.
  • Du lịch nước ngoài . Người chưa được chủng ngừa đi du lịch đến các nước đang phát triển (nơi bệnh sởi phổ biến hơn) có nguy cơ cao bị mắc bệnh.
  • Thiếu vitamin A . Những người có chế độ ăn thiếu vitamin A dễ bị bệnh sởi và khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai do vi khuẩn (viêm tai giữa) : là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh sởi.
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản .
  • Viêm phổi . Viêm phổi là một biến chứng thường gặp của bệnh sởi ở trẻ em . Những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị viêm phổi nặng và có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não . Khoảng 1.000 người mắc bệnh sởi thì có 1 người có biến chứng viêm não. Viêm não có thể gây ói mửa, co giật, và có thể hôn mê hoặc tử vong. Viêm não có thể xảy ra sớm ngay sau bệnh sởi, hoặc có thể xảy ra vài tháng sau đó.
  • Ảnh hưởng thai nhi . Phụ nữ mang thai cần được chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh sởi, vì bệnh có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.
  • Số lượng tiểu cầu thấp (giảm tiểu cầu) . Bệnh sởi ở trẻ em  có thể dẫn đến giảm tiểu cầu, một loại tế bào máu rất cần thiết cho quá trình đông máu.

Chẩn đoán bệnh sởi ở trẻ em như thế nào?

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh sởi ở trẻ em dựa trên đặc điểm phát ban và điểm Koplik trên lớp niêm mạc bên trong má. Nếu cần thiết, xét nghiệm máu có thể giúp xác định bệnh sởi.

Các phương pháp điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Không có điều trị tiệt trừ bệnh sởi ở trẻ em(không có thuốc diệt virus sởi hay ngăn chặn hình thành bệnh sởi sau khi bị nhiễm virus). Tuy nhiên có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ những người đã tiếp xúc với virus.

  • Chủng ngừa sau phơi nhiễm . Những người chưa được miễn dịch, bao gồm cả trẻ nhũ nhi, có thể tiêm vaccine sởi trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với virus sởi, để bảo vệ chống lại bệnh. Nếu bệnh sởi vẫn phát triển, bệnh thường có triệu chứng nhẹ hơn và kéo dài trong thời gian ngắn hơn .
  • Globulin miễn dịch . Phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi và những người có hệ miễn dịch suy yếu sau tiếp xúc với virus có thể được tiêm protein (kháng thể) gọi là globulin miễn dịch. Khi được tiêm globulin trong vòng 6 ngày sau khi tiếp xúc virus, các kháng thể này có thể ngăn ngừa bệnh sởi hoặc làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Thuốc

  • Thuốc hạ sốt . Sử dụng acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để làm dịu cơn sốt. Không dùng aspirin cho trẻ em.
  • Thuốc kháng sinh . Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn (như viêm phổi, viêm tai giữa) trong khi đang bị bệnh sởi.
  • Vitamin A . Những người thiếu vitamin A dễ bị bệnh sởi nặng. Dùng vitamin A có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sởi. Vitamin A thường được cho liều cao 200.000 đơn vị quốc tế (IU) trong hai ngày.

Chăm sóc hỗ trợ

  • Nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước, nước trái cây và trà thảo dược để thay thế dịch bị mất do sốt và đổ mồ hôi.
  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm ho và đau họng.
  • Để đôi mắt nghỉ ngơi. Nếu bạn hoặc con bạn thấy khó chịu với ánh sáng, hãy giảm độ sáng của ánh đèn hoặc đeo kính râm. Ngoài ra, tránh đọc sách hay xem tivi nếu ánh sáng từ đèn đọc sách hoặc từ tivi gây khó chịu.

Phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em như thế nào?

Nếu một người nào đó trong gia đình của bạn bị bệnh sởi, cần phải:

  • Cách ly. Bệnh sởi rất dễ lây lan, cần phải cách ly những người đang mắc bệnh sởi, nghỉ học hoặc nghỉ làm trong thời gian bệnh, đặc biệt phải tránh tiếp xúc với những người trong gia đình chưa có miễn dịch.
  • Chủng ngừa . Những người có nguy cơ mắc bệnh sởi và chưa được chủng ngừa đầy đủ cần được tiêm ngừa sởi càng sớm càng tốt, bao gồm cả người lớn tuổi chưa được tiêm ngừa và trẻ trên sáu tháng tuổi.

Dự phòng lây nhiễm mới

Nếu bạn đã từng bị sởi, cơ thể bạn đã có miễn dịch chống lại sởi, và bạn sẽ không bị bệnh sởi lần nữa.

Với tất cả những người khác, vaccine sởi rất quan trọng để:

  • Tăng cường và bảo vệ miễn dịch. Kể từ khi vaccine sởi ra đời, bệnh sởi đã hầu như được loại bỏ ở Hoa Kỳ mặc dù không phải ai cũng đã chủng ngừa. Hiệu ứng này được gọi là miễn dịch “bầy đàn”. Nhưng hiện nay miễn dịch có thể bị suy yếu một chút. Tỷ lệ bệnh sởi ở Mỹ gần đây đã tăng gấp đôi. Tương tự đối với tình hình ở Việt Nam hiện nay.
  • Ngăn chặn sự hồi sinh của bệnh sởi. Ngay sau khi tỉ lệ tiêm chủng sụt giảm, sởi đang bắt đầu quay trở lại.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tổng hợp cách trị ho tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả

Bạn có biết ho là một phản xạ sinh lý bình thường có tính bảo vệ cơ thể. Tuy vậy nếu ho quá nhiều có thể là do một căn bệnh nào đó tiềm ẩn bên trong. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách trị ho tại nhà vừa đơn giản vừa an toàn dưới đây nhé.

Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt virus (vi rút) ở trẻ nhỏ

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu, khi bé không được bổ sung vitamin một cách đầy đủ.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn. Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Béo phì ở trẻ em phải chăng do di truyền từ cha mẹ?

Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi viết rằng có hơn 50% trường hợp béo phì ở trẻ em là do yếu tố di truyền và môi trường của gia đình. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cũng cho thấy BMI di truyền qua các thế hệ, 20% di truyền từ mẹ và 20% từ bố.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Bệnh thoát vị bẹn chữa ngay để tránh vô sinh

Bệnh thoát vị bẹn là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho nhanh khỏi chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, mẹ chớ nên coi thường.

Mặc dù bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ là điều thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh xảy ra khá phổ biển, theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc. Bệnh viêm tai giữa thường không quá nghiêm trọng và không cần điều trị thuốc, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bé không uống đủ nước hoặc là do bé có thói quen nín nhịn đi ngoài. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa táo bón nhé.

Liệu con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu rõ về khái niệm bệnh tự kỷ? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em để tránh những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Nếu bé yêu nhà mình mãi chưa hết bệnh đái dầm, cha mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em dưới đây nhé.

[Nhi khoa] Top 5 phòng khám nhi quận gò vấp được nhiều người tìm kiếm

Sức khỏe của con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của cha mẹ bởi sức đề kháng của bé con còn yếu, rất dễ mắc bệnh. Mỗi lần trẻ ốm ba mẹ đều rất sốt ruột, không thể chờ đến lúc bệnh viện làm việc. Dưới đây là top 5 phòng khám nhi Gò Vấp không chỉ cung cấp dịch vụ chu đáo mà còn làm việc ngoài giờ hành chính, tiện cho các mẹ sắp xếp thời gian.

8 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất quả đất

Những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn lo lắng mỗi khi bé yêu nhà mình bị nấc cụt nữa. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em – Những điều mẹ nên biết

Viêm phế quản ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé phù hợp nhé.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

[Hồ Chí Minh] Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi nhất ở tphcm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ mẹ nên biết

Bạn đã biết cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào để hiệu quả chưa. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.