Thủy đậu là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, làm cơ thể phát ban ngứa ngáy khó chịu. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Trước đây, khi tiêm ngừa vaccine chưa trở thành thông lệ, hầu như ai cũng sẽ nhiễm bệnh trước tuổi trưởng thành và đôi lúc còn bị các biến chứng nghiêm trọng. Ngày nay, số ca mắc bệnh và nhập viện đã giảm xuống rất nhiều. Đối với hầu hết mọi người, thủy đậu chỉ là một bệnh rất nhẹ nhưng tốt hơn hết vẫn nên tiêm vaccine phòng bệnh..
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài từ 5 đến 10 ngày. Một trong những dấu hiệu điển hình nhất của thủy đậu chính là phát bạn. Trước khi phát ban, trẻ có thể có một số triệu chứng như sốt, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi và cảm giác không khỏe. Sau đó, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau:
- Giai đoạn 1: Xuất hiện các nốt màu hồng hoặc đỏ nổi trên da
- Giai đoạn 2: Khoảng một ngày sau, từ các nốt ban nổi đó sẽ xuất hiện các mụn nước trong
- Giai đoạn 3: Sau một vài ngày, các mụn nước sẽ bong vỡ hoặc xì ra. Nổi vảy (che kín các mụn nước xì, vỡ) và lành lặn sau một vài ngày.
Trong một số trường hợp, trẻ cũng có thể sẽ trải qua cả ba giai đoạn phát ban – ban nổi, mụn nước và vết thương đóng vảy – cùng một lúc.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường ở mức độ nhẹ đối với các trẻ khỏe mạnh, tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng ban cũng có thể lan ra toàn bộ cơ thể, và có thể gây ra các vết thương ở cổ họng, mắt, và ở các màng nhầy ở niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Các vết ban mới vẫn tiếp tục xuất hiện trong khoảng vài ngày.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bệnh thủy đậu do virus varicellazoster gây ra, rất dễ lây nhiễm và lây lan nhanh chóng. Bất cứ ai cũng đều có thể nhiễm virus do tiếp xúc với ban hoặc các giọt hô hấp bắn trong không khí khi ho hoặc hắt hơi, tuy nhiên bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nếu:
- Chưa từng bị thủy đậu
- Chưa được tiêm vaccine ngừa thủy đậu
- Học chung nhà trẻ với những trẻ có nguy cơ cao bị thủy đậu.
Bệnh thủy đậu có lây không?
Một khi nhiễm bệnh, virus từ người trẻ có thể lây nhiễm sang người khác trong vòng 48 giờ trước khi phát ban, và bệnh vẫn tiếp tục có khả năng lây nhiễm cho đến khi tất cả các nốt ban đều đóng vảy khô.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu trẻ có những dấu hiệu kể trên, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán chính xác hơn. Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu như trẻ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Ban lan đến một hoặc cả hai mắt.
- Ban màu đỏ, sờ thấy ấm và mềm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn gây ra.
- Phát ban kèm theo cảm giác chóng mặt, mất phương hướng, tim đập nhanh, thở gấp, run rẩy, không thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ
- Ho ngày càng nhiều, nôn ói, cổ cứng đờ hoặc sốt cao hơn 39.4 C (103 F).
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh thủy đậu ở trẻ em
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thủy đậu ở trẻ em dựa trên quan sát loại ban nổi trên da, nếu vẫn không chắc về kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể làm xét nghiệm như thử máu hoặc nuôi cấy vi khuẩn trong mẫu vết thương/mụn nước để biết chắc có bị thủy đậu hay không.
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em
Đối với những trẻ em khỏe mạnh, thường không cần thuốc điều trị thủy đậu, bác sỹ có thể kê thuốc kháng histamine để giảm ngứa. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chỉ cần để bệnh phát triển tự nhiên và tự chấm dứt. Nếu bạn có nguy cơ cao sẽ bị biến chứng.
Đối với người có nhiều nguy cơ bị biến chứng từ thủy đậu, bác sỹ có thể cho thuốc để rút ngắn thời gian nhiễm trùng và giảm nguy cơ biến chứng. Nếu trẻ nằm trong nhóm có nguy cơ cao, bác sỹ có thể đề nghị cho dùng thuốc kháng virut ví dụ như acyclovir (Zovirax) hoặc một loại thuốc khác – đó là globulin miễn dịch tiêm vào tĩnh mạch (IGIV). Các loại thuốc này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu dùng trong vòng 24h sau khi bắt đầu phát ban.
Ở một số trẻ, bác sỹ có thể khuyên tiêm vaccine ngừa thủy đậu sau khi có tiếp xúc với virus. Tiêm ngừa sẽ giúp phòng bệnh hoặc làm giảm nhẹ khi bị bệnh.
Cần lưu ý không cho bất kỳ ai bị thủy đậu – người lớn hay trẻ em – uông thuốc có chứa aspirin khi đang bị thủy đậu vì nó được cho là có liên quan đến hội chứng Reye (Một hội chứng có thể gây nguy hiểm đến tình mạng)
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em tại nhà
Để làm giảm nhẹ các triệu chứng của các ca thủy đậu nhẹ, hãy thực hiện các biện pháp tự chăm sóc sau:
- Không gãi ngứa, gãi ngứa sẽ để lại sẹo, vết thương lâu lành và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Nếu con bạn không thể ngừng gãi, bạn hãy: Cho bé đeo găng tay, đặc biệt là vào ban đêm Cắt ngắn móng tay cho bé Làm giảm ngứa và các triệu chứng khác
- Nốt ban thủy đậu thường rất ngứa và khi mụn nước bong, vỡ, sẽ cảm thấy đau rát. Cảm giác khó chịu này cùng với cơn sốt, đau đầu và mệt mỏi thường làm người bệnh thấy thật tệ hại. Để giảm các triệu chứng đó, hãy thử: Tắm trong bồn nước mát, hòa thêm vào nước tắm bột baking soda, bột yến mạch chưa nấu loại bột yến mạch xay mịn, dễ tan.
- Dùng sữa lotion calamin vỗ nhẹ lên các nốt thủy đậu Nếu ban thủy đậu nổi trong miệng, hãy ăn những thức ăn mềm, nhạt, ít gia vị. Dùng các loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benadryl) để giảm ngứa.
- Hãy hỏi bác sỹ xem cho trẻ dùng thuốc kháng histamine có an toàn không. Dùng Acetaminophen (Tylenol, v.v..) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB, v.v..) đối với sốt nhẹ.
- Không cho bất kỳ ai bị thủy đậu uống các loại thuốc có chứa aspirin bởi vì dùng loại thuốc này khi đang bị thủy đậu có thể sẽ dẫn đến hội chứng Reye. Không nên tự chữa khi bị sốt cao mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Cách phòng bệnh thủy đậu ở trẻ em
Phòng ngừa Vaccin thủy đậu (varicella) là cách tốt nhất để ngừa bệnh. Theo các chuyên gia của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh, vaccine sẽ giúp bảo vệ khoảng 90% trẻ em đã tiêm chủng khỏi mắc virus này. Mặc dù vaccine không thể bảo vệ tuyệt đối, nhưng tiêm ngừa sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng khi mắc bệnh.