Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón tự phát là gì?
Một trong 2 nguyên nhân táo bón ở trẻ là do chế độ ăn uống hoặc do thói quen nhịn đi ngoài của trẻ
Chế độ ăn uống khiến trẻ bị táo bón
Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón. Các yếu tố trong chế độ ăn uống có thể gây nên táo bón là:
- Không ăn đủ thức ăn có chất xơ (phần thức ăn thô của thức ăn không được tiêu hóa và ở trong ruột). Phân sẽ trở nên khô hơn, cứng hơn và khó di chuyển hơn nếu có ít chất xơ và chất dịch trong ruột.
- Không uống đủ nước.
Ngoài ra, việc thay đổi chế độ ăn như giai đoạn trẻ tập ăn dặm hay chuyển sang thức ăn thô hoặc làm quen với loại thức ăn mới cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Ngay cả với trẻ lớn việc không nhai kĩ khi ăn, mất tập trung khi ăn như vừa ăn vừa xem phim, vừa chơi… cũng có thể gây táo bón.
Nhịn đi ngoài khiến trẻ bị táo bón
Nhịn đi ngoài cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Rất nhiều trẻ có thói quen nín nhịn đi ngoài, những trẻ này thường sẽ cố tình không đi ngoài, cố đẩy phân trở lại, cố gắng lờ đi việc phải giải quyết nhu cầu đi vệ sinh.
Nếu bạn nhận thấy trẻ có biểu hiện như khép hai chân lại, ngồi nhón trên gót chân, hoặc khép chặt mông thì rất có thể trẻ đang cố gắng ngăn chặn đường ra của phân đấy. Đôi khi bạn cũng có thể nhận thấy những vết ố do phân trên quần của trẻ, hoặc những tí phân són ra.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục nín nhịn, phân sẽ bị phình to ra khiến trẻ càng trở nên đau đớn và khó khăn hơn khi đi cầu. Điều này có thể tạo thành một thói quen xấu như một vòng luẩn quẩn, một số trẻ thậm chí sẽ không còn muốn đi cầu nữa.
Tại sao trẻ lại nín nhịn không muốn đi cầu?
- Đi cầu khiến trẻ đau đớn
Lần đi cầu trước đó thật sự không dễ dàng gì và có thể gây đau đớn. Vì vậy, trẻ cố gắng để không bị đau do ám ảnh của việc sợ đau khi đi cầu. Hậu môn của trẻ có thể có vết nứt, hoặc đau do lần đi cầu trước đó. Do vậy, khi phân vượt tới gần hậu môn lại gây đau, và trẻ lúc này nín lại, cố đẩy phân vào trong, không cho phân đẩy ra ngoài.
Trẻ có thể không thích nhà vệ sinh không quen thuộc hoặc có mùi hôi, chẳng hạn như ở trường hoặc ở nơi công cộng. Đứa trẻ có thể muốn nín lại cho đến khi không còn cảm giác muốn đi cầu.
- Vấn đề về cảm xúc.
Vấn đề táo bón có thể trở nên tồi tệ hơn khi trẻ khó chịu do sự thay đổi môi trường xung quanh. Ví dụ phổ biến là giai đoạn trẻ bắt đầu đi nhà trẻ. Dạy trẻ ngồi bô cũng có thể là một yếu tố, điều này xảy ra khi một đứa trẻ trở nên sợ hãi của việc sử dụng các bô. Nỗi sợ hãi và ám ảnh thường là những lý do cơ bản cho những vấn đề này.
Bệnh táo bón vô căn với tắc nghẽn ống tiêu hoá là gì?
Tắc nghẽn ruột (impaction) nghĩa là ruột của trẻ bị chặn bởi một số lượng lớn các phân cứng. Táo bón vô căn với tắc ruột phổ biến nhất là ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 4 tuổi, nhưng trẻ em nhiều tuổi hơn hoặc trẻ nhỏ hơn cũng có thể gặp hiện tượng này.
Triệu chứng và các hậu quả bao gồm:
- Trẻ thường xuyên khó chịu hoặc căng thẳng cố gắng để đẩy phân ra ngoài. Quần của các con thường xuyên bị dính các vết ố phân hoặc có chất nhầy trong phân dính. Phân bị dính nhầy bị bố mẹ nhầm lẫn với tiêu chảy.
- Trẻ cũng có thể trở nên cáu kỉnh, không ăn nhiều, cảm thấy mệt mỏi, có đau bụng từ lúc nào, và có thể són phân ra bất kì lúc nào.
Bác sĩ thường có thể nhận thấy phân nghẽn, phân lổn nhổn khi họ kiểm tra bụng của trẻ (bụng). Thông thường, phân giữ lại trong phần thấp nhất của ruột. Khi phân bị giữ lại, lâu dần chúng làm dãn phần cuối của ruột (trực tràng). Điều này sẽ gửi thông điệp thần kinh đến não, nói với trẻ rằng chúng cần phải đi vệ sinh, để thải phân ra ngoài. Nếu phân không được thải ra sau đó phân mới tạo ra cũng lưu lại ở trực tràng. Cuối cùng, phân cứng lớn có thể tích tụ trong trực tràng. Sau đó trực tràng có thể kéo dài và mở rộng (giãn ra) nhiều hơn so với bình thường, tương ứng với số lượng quá nhiều phân.
Nếu trực tràng vẫn mở rộng, trẻ sẽ bị mất dần cảm giác cần phải đi vệ sinh. Lực đẩy của trực tràng để thải phân ra cũng giảm đi. Nhiều phân tích tụ trong ruột già phía sau ống tiêu hoá gây ảnh hưởng trong trực tràng. Một số phân này hóa lỏng (trở nên lỉ rỉ như nước mũi) và rò rỉ ra ngoài hậu môn. Chúng dây bẩn ra quần, chăn mền của con. Ngoài ra, một số trường hợp nhẹ hơn, phân lỏng nhiều hơn từ phần trên của đại tràng có thể len lỏi xung quanh các phân cứng đã bị co lại. Điều này cũng sẽ bị rò rỉ ra quần, chăn mền và có thể bị nhầm lẫn với bệnh tiêu chảy. Những đứa trẻ không có khả năng kiểm soát rò rỉ này và gây rất mất vệ sinh.
Nếu trẻ có các dấu hiệu dưới đây, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Trẻ đau lâu, đau nhiều, khóc và có lẫn máu trong phân.
- Trẻ bị táo bón kéo dài, không tăng cân mà nguyên nhân là bạn nghi ngờ do bị táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng và luyện tập của con bạn không cải thiện đáng kể tình hình táo bón của con bạn.
Điều trị khi trẻ bị táo bón vô căn như thế nào?
Dưới đây là một số cách giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón vô căn
Thuốc nhuận tràng giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón
Một trong những loại thuốc trị táo bón ở trẻ đó là thuốc nhuận tràng. Bác sĩ sẽ tư vấn về các loại và tác dụng của chúng. Điều này có thể phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi của trẻ, mức độ nghiêm trọng của táo bón và đáp ứng với điều trị. Thuốc nhuận tràng cho trẻ em thường chia thành gói hoặc một loại bột được làm thành một thức uống, hoặc là chất lỏng / xi-rô. Các thuốc nhuận tràng dùng cho trẻ em được phân chia thành hai loại.
- Macrogols (còn gọi là polyethylen glycol) là một loại thuốc nhuận tràng kéo chất lỏng vào trong ruột, giữ cho phân mềm. Thuốc này cũng được biết đến như là thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Ví dụ, Movicol® nhi cho trẻ là một trong những thương hiệu thường được sử dụng đầu tiên. Thuốc này được trộn vào nước uống để tạo thành một thức uống để tạo cảm giác thân thiện hơn. Lactulose cũng được sử dụng như là một loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
- Thuốc nhuận tràng kích thích. Những thuốc tăng nhu động ruột (kích thích) để thải phân ra. Có một số loại khác nhau của các chất kích thích nhuận tràng. Ví dụ Sodium picosulfate, bisacodyl, senna và docusate sodium.
Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón
Chế độ ăn uống cũng có thể Tuy nhiên, một thói quen ăn với một chế độ cân bằng là điều quan trọng. Chế độ ăn cân bằng bao gồm nhiều đồ uống (chủ yếu là nước) và thực phẩm có chất xơ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự tái phát của táo bón.
Phòng ngừa vấn đề trẻ bị táo bón
Chế độ ăn uống nhiều chất xơ, cho trẻ uống đủ nước và rèn luyện thói quen đi vệ sinh là những cách giúp phòng ngừa vấn đề trẻ bị táo bón hiệu quả.
Các loại thức ăn giúp phòng ngừa vấn đề trẻ bị táo bón
- Khoai tây với đậu nướng, hoặc súp rau với bánh mì.
- Hoa quả khô như mơ khô hoặc nho khô cho bữa ăn nhẹ.
- Cháo hoặc các loại ngũ cốc giàu chất xơ khác (chẳng hạn như Weetabix®, sợi Wheat® hoặc All Bran®) cho bữa ăn sáng.
- Ăn trái cây trong mỗi bữa ăn – có thể cắt ra thành nhiều phần nhỏ.
Một mẹo để khi trẻ không muốn ăn thực phẩm nhiều chất xơ là thêm chất xơ bột trong sữa chua. Sữa chua sẽ cảm thấy sần sùi, nhưng bột khô là vô vị.
Bạn cũng có thể làm các cốc sinh tố hấp dẫn và một ống hút ngộ nghĩnh để khuyến khích con bạn uống chúng.
Cho trẻ uống đủ nước là cách phòng ngừa vấn đề trẻ bị táo bón
Cho trẻ uống đủ nước là một trong những cách phòng ngừa trẻ bị táo bón hiệu quả. Hãy khuyến khích trẻ uống nhiều, hạn chế cho trẻ uống nhiều thức uống có ga, vì có thể gây đầy bụng, khiến trẻ lơ là ăn các bữa chính. Bạn cũng có thể cho trẻ uống thêm các loại nước ép, nước trái cây.
Rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên
Hãy rèn luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh thường xuyên, cố gắng giữ bình tĩnh và không quá căng thẳng khi con bạn đi vệ sinh. Thái độ của bạn cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bé, điều này khiến bé cảm thấy không thoải mái khi đi cầu.. Hãy tạo niềm tin cho trẻ thấy rằng đi cầu là một nhu cầu tự nhiên và đảm bảo sức khoẻ.
Bạn cũng có thể mát xa vùng bụng cho bé vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn 1 vài giờ cũng như tăng cưởng vận động hai chân của bé để giúp bé đi cầu dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, dù mật ong được coi là một dạng đường tự nhiên, có thể hỗ trợ cho bé đi cầu dễ dàng nhưng tuyệt đối không nên sử dụng mật ong cho trẻ dười 12 tháng tuổi, bởi trong mật ong có thể chứa một loại bào tử của vi khuẩn rất độc cho trẻ ở độ tuổi này.