Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Tác giả: Hà Nguyễn Việt. Ngày đăng: 21-04-2017

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

Dấu hiệu khi trẻ bị cảm lạnh .

Dấu hiệu cảm lạnh bao gồm:

  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Đôi khi ho hay khàn giọng.
  • Mắt đỏ.
  • Sưng hạch vùng cổ

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị cảm lạnh chính là do Virus. Virus ( vi-rút ) gây cảm lạnh lan truyền từ người này qua người khác qua tiếp xúc, ho hay sồ mũi. Cảm lạnh không phải do không khí lạnh gây ra. Theo ước tính, có đến khoảng 200 virus gây cảm lạnh, đa số trẻ em khỏe mạnh bị ít nhất 6 đợt cảm lạnh một năm.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Đa số trẻ em và người lớn bị sổ mũi nhiều hơn vào mùa đông khi hít phải khí lạnh. Tình trạng này gọi là viêm mũi do căng dãn mạch máu. Sổ mũi sẽ hết ngay trong vòng 15 phút khi đi vào nhà sửi ấm. Lọai sổ mũi này chỉ cần một chiếc khăn tay và chẳng có liên quan gì đến bệnh cảm lạnh hay nhiễm trùng.

Viêm mũi do hóa chất là tình trạng chảy mũi do lạm dụng thuốc nhỏ mũi gây co mạch lâu dài và thường xuyên (hơn một tuần). Tình trạng này sẽ cải thiện khi ngưng dùng thuốc nhỏ mũi từ 1 đến 2 ngày.

Trẻ bị cảm lạnh thường kéo dài bao lâu?

Thường thì trẻ bị cảm lạnh sẽ có dấu hiệu sốt kéo dài từ 2 đến 3 ngày . Đau họng kéo dài 5 ngày . Sổ mũi kéo dài 2 tuần và ho có thể kéo dài đến 3 tuần . Cảm lạnh không nguy hiểm. Chỉ khoảng 5 đến 10% bị bội nhiễm vi trùng.

Những dấu hiệu nhiễm trùng khi trẻ bị cảm lạnh bao gồm: đau tai, mắt xuất tiết vàng, đau hay nặng vùng xoang (gợi ý nhiễm trùng xoang) hay thở nhanh (gợi ý viêm phổi). Chỉ nghi ngờ viêm xoang nếu trẻ than nặng, đau hay sưng vùng xoang và không cải thiện sau khi rửa sạch mũi. Sỗ mũi vàng hay xanh là phản ứng bình thường của cơ thể với cảm lạnh và không có nghĩa là trẻ bị nhiễm trùng xoang .

Cần luôn đảm bảo rằng con bạn uống đủ nước vì mũi bị nghẹt sẽ làm con bạn khó uống nước và gây thiếu nước.

Cách chăm sóc và chữa cảm lạnh

Chúng ta không thể làm rút ngắn diễn tiến bệnh nhưng có thể làm giảm nhẹ triệu chứng khi trẻ bị cảm lạnh. Cần chú ý rằng điều trị chảy mũi nước khác hẳn điều trị chảy mũi đặc.

  • Điều trị chảy mũi nước nhiều khi trẻ bị cảm lạnh

Điều trị tốt nhất là làm sạch mũi trong 1 hay 2 ngày. Khịt mũi và nuốt dịch xuất tiết thì  tốt hơn là cố gắng hỉ mũi ra vì việc hỉ mũi ra sẽ tạo áp lực đưa vi trùng đến các xoang và tai. Đối với trẻ nhỏ, có thể dùng ống hút cao su mềm để hút dịch tiết ra ngoài nhẹ nhàng. Có thể bôi nhẹ dầu vùng cánh mũi để tránh gây kích ứng lỗ mũi.

Mũi xuất tiết là cách cơ thể đào thải virus. Những loại thuốc kháng histamine không có ích lợi gì trừ khi trẻ bị viêm mũi dị ứng.

  • Điều trị chảy mũi đặc (dịch mũi đặc , màu vàng hay xanh ) khi trẻ bị cảm lạnh

Mũi bị bít tắt bởi dịch nhầy đặc. Hỉ mũi hay hút mũi thường không hiệu quả. Thuờng phải nhỏ mũi rồi mới hút hay hỉ mũi thì mới hiệu quả. Phương pháp này gọi là rửa mũi.

Nhỏ mũi với nước ấm hay nước muối pha loãng giúp làm loãng đàm nhớt và hiệu quả hơn bất cứ loại thuốc nào trên thị trường.

  • Đối với trẻ bị cảm lạnh nhưng không thể tự hỉ mũi.

Nhỏ 3 giọt nước ấm hay nước muối pha loãng vào mỗi bên lỗ mũi( nếu con ban nhỏ hơn một tuổi (nhũ nhi), nhỏ từng giọt một và làm từng bên lỗ mũi). Sau 1 phút, có thể dùng ống hút mũi cao su để hút nước mũi ra một cách nhẹ nhàng. Để hút được nhầy mũi từ lỗ mũi sau, bạn cần đặt đầu ống hút mũi ở một đầu mũi và dùng ngón tay bịt lỗ mũi còn lại khi hút. Nếu ban gây chảy máu mũi, đó là do bạn đặt đầu ống hút mũi vào quá xa

  • Đối với trẻ lớn tự hỉ mũi được.

Nhỏ mỗi bên mũi 3 giọt khi trẻ đang nằm ngửa. Chờ 1 phút rồi bảo trẻ hỉ mũi. Bạn có thể làm lại nhiều lần trong ngày cho đến khi làm sạch mũi hoàn toàn.

Những sai lầm khi sử dụng nước ấm hay nước muối để nhỏ mũi

  • Chỉ nhỏ 1 giọt mỗi bên mũi (trừ trường hợp trẻ nhũ nhi)
  • Không chờ đủ lâu để nhầy mũi được làm loãng trước khi hút hay hỉ mũi
  • Không lập lại nhiều lần trong ngày đến khi sạch mũi.

Cần chú ý phần trước của lỗ mũi có thể trông thông thoáng nhưng lỗ mũi sau lại bị nhầy mũi bít tắc.

Rửa mũi ít nhất 4 lần mỗi ngày hoặc bất cứ lúc nào trẻ không thể thở bằng mũi

Tầm quan trọng của việc rửa mũi ở trẻ nhỏ. Trẻ không thể thở bằng miệng và ăn cùng lúc. Nếu trẻ đang bú mẹ hay bú bình, bạn nên rữa sạch mũi thì trẻ mới bú được. Bạn cũng cần làm sạch mũi trẻ trước khi cho trẻ ngủ.

Điều trị các triệu chứng kèm theo

  • Biếng ăn: khuyến khích trẻ uống nhiều nước bằng cách cho trẻ chọn nước uống tùy thích.
  • Mắt đỏ: rửa mắt thường xuyên.
  • Ho: Dùng siro ho cho trẻ trên 4 tuổi. Dùng nửa muỗng canh siro ngũ cốc cho trẻ trên 1 tuổi. Dùng máy làm ẩm để làm không khí trong phòng bớt khô.
  • Đau họng: dùng kẹo cứng cho trẻ trên 4 tuổi hay nước hầm gà cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Sốt: Dùng acetaminophen hay ibuprofen khi sốt hay đau (38.9°C).

Phòng ngừa cảm lạnh như thế nào?

Để giúp phòng ngừa trẻ bị cảm lạnh, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Cảm lạnh lây do tiếp xúc trực tiếp với người bị cảm lạnh. Sau nhiều năm, chúng ta đều bị nhiều đợt cảm lạnh và có miễn dịch (khả năng đề kháng) chống lại chúng.
  • Biến chứng từ cảm lạnh thường gặp hơn ở các em bé trong năm đầu đời (nhũ nhi). Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn có thể gây bệnh.
  • Hãy lắp máy tạo độ ẩm trong phòng của bé. Máy làm ẩm sẽ giúp niêm mạc không bị khô và do đó ít bị bội nhiễm vi trùng hơn.
  • Vitamin C không giúp ngăn ngừa cũng như rút ngắn diễn tiến bệnh . Trái lại, vitamin C liều cao (ví dụ, 2 gram) có thể gây tiêu chảy.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Tổng hợp cách trị ho tại nhà cho bé đơn giản mà hiệu quả

Bạn có biết ho là một phản xạ sinh lý bình thường có tính bảo vệ cơ thể. Tuy vậy nếu ho quá nhiều có thể là do một căn bệnh nào đó tiềm ẩn bên trong. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu một số cách trị ho tại nhà vừa đơn giản vừa an toàn dưới đây nhé.

Nhận biết bệnh tay chận miệng ở trẻ em

Mẹ đã biết cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em ra sao hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt virus (vi rút) ở trẻ nhỏ

Sốt vi rút ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách làm hạ sốt rút ở trẻ nhỏ là gì? Sốt vi rút có nguy hiểm cho tính mạng của bé không? Bác sĩ nào khám sốt vi rút cho bé tốt? Sốt vi rút cần được điều trị bằng cách nào? Nguyên nhân gây ra sốt virus ở trẻ em thường là do chứng cảm lạnh , cúm hoặc bị nhiễm virus thủy đậu, khi bé không được bổ sung vitamin một cách đầy đủ.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em dạng nhẹ thường gây ra sốt cao, nổi ban và đau cơ khớp. Dạng nặng hơn có thể gây chảy máu nghiêm trọng, hạ huyết áp đột ngột và tử vong.

Cảm cúm ở trẻ nhỏ

Cảm là bệnh nhiễm siêu vi cấp tính của đường hô hấp trên. và là bệnh hay gặp nhất ở con người. Trẻ em dễ mắc bệnh và bệnh thường kéo dài hơn ở người lớn. Cảm lây từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay do nhiễm virus trong môi trường. Bệnh thường lây trong vòng 2-4 ngày đầu của bệnh.

Béo phì ở trẻ em phải chăng do di truyền từ cha mẹ?

Hẳn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi viết rằng có hơn 50% trường hợp béo phì ở trẻ em là do yếu tố di truyền và môi trường của gia đình. Kết quả của một cuộc nghiên cứu cũng cho thấy BMI di truyền qua các thế hệ, 20% di truyền từ mẹ và 20% từ bố.

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam. Chảy máu cam tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể khiến bạn hốt hoảng và lo lắng. Những tip dưới đây sẽ rất hữu ích trong trường hợp trẻ bị chảy máu cam.

Bệnh thoát vị bẹn chữa ngay để tránh vô sinh

Bệnh thoát vị bẹn là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở trẻ, nếu không phát hiện và điều trị sớm, rất có thể dẫn đến vô sinh sau này.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách. Mẹ đã biết cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào cho nhanh khỏi chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em, mẹ chớ nên coi thường.

Mặc dù bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm lành tính, nhưng trong một số trường hợp cũng có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm cho trẻ là điều thật sự cần thiết.

Viêm tai giữa ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả

Viêm tai giữa ở trẻ em là bệnh xảy ra khá phổ biển, theo ước tính, cứ bốn trẻ dưới 3 tuổi thì lại có ba em mắc. Bệnh viêm tai giữa thường không quá nghiêm trọng và không cần điều trị thuốc, tuy nhiên ở một số trẻ bệnh diễn tiến nghiêm trọng và có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính.

Cách xử lý khi trẻ bị táo bón mẹ nên biết

Trẻ bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, bé không uống đủ nước hoặc là do bé có thói quen nín nhịn đi ngoài. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về các cách chữa táo bón nhé.

Liệu con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

Trong những năm gần đây số lượng trẻ bị bệnh tự kỷ ngày càng tăng cao, tuy nhiên bạn đã thật sự hiểu rõ về khái niệm bệnh tự kỷ? Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Phòng bệnh ho gà ở trẻ em để tránh những biến chứng nghiêm trọng

Bệnh ho gà ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis). Bệnh lây theo đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ho dữ dội đặc biệt và có nhiều biến chứng.

Bé mắc bệnh hen suyễn bẫm sinh, mẹ đừng quá lo lắng

Bệnh hen suyễn là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường như bao trẻ khác.

Bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Nếu bé yêu nhà mình mãi chưa hết bệnh đái dầm, cha mẹ hãy thử áp dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh đái dầm ở trẻ em dưới đây nhé.

[Nhi khoa] Top 5 phòng khám nhi quận gò vấp được nhiều người tìm kiếm

Sức khỏe của con cái luôn là mối bận tâm lớn nhất của cha mẹ bởi sức đề kháng của bé con còn yếu, rất dễ mắc bệnh. Mỗi lần trẻ ốm ba mẹ đều rất sốt ruột, không thể chờ đến lúc bệnh viện làm việc. Dưới đây là top 5 phòng khám nhi Gò Vấp không chỉ cung cấp dịch vụ chu đáo mà còn làm việc ngoài giờ hành chính, tiện cho các mẹ sắp xếp thời gian.

8 cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất quả đất

Những cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ không còn lo lắng mỗi khi bé yêu nhà mình bị nấc cụt nữa. Cùng Finizz.com tìm hiểu nhé!

Viêm phế quản ở trẻ em – Những điều mẹ nên biết

Viêm phế quản ở trẻ em mặc dù không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé vô cùng khó chịu. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé phù hợp nhé.

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc phù hợp. Hệ hô hấp của bé còn khá non nớt do đó bé rất hay bị cảm lạnh. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc bé mỗi khi bị cảm lạnh “ghé thăm” nhé.

[Hồ Chí Minh] Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi nhất ở tphcm

Top 20 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Tphcm. Bạn có thể đến khám nhi và dinh dưỡng nhi với những bác sĩ chuyên môn cao. Ngoài ra bạn có thể đặt lịch khám với bác sĩ tại trang web finizz.com để không bị mất thời gian chờ đợi.

Cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ mẹ nên biết

Bạn đã biết cách chữa viêm tai ngoài cho trẻ như thế nào để hiệu quả chưa. Hãy cùng Finizz.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Nguy cơ viêm não từ bệnh sởi ở trẻ em

Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây, bệnh sởi ở trẻ em khá phổ biến, ngày nay bệnh đã được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.