Viêm tai giữa là viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa (Otitis media). Bác sĩ thường phân biệt giữa Viêm tai giữa cấp và một loại viêm tai thường gặp khác (gọi là viêm tai ngoài). Viêm tai giữa cấp được xác định khi có dịch (thường là mủ) trong tai, gây đau đớn và màng nhĩ sưng đỏ, đôi khi sốt.
Trong một số trường hợp, viêm tai giữa ở trẻ em có thể trở thành viêm tai giữa mạn tính (khi chất lỏng ở trong tai 6 tuần hoặc lâu hơn).
Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em
Ngoài ra, viêm tai giữa ở trẻ em xảy ra cũng có thể là do dmidan vòm (hay còn gòi là V.A) ở trẻ em lớn hơn so với người trưởng thành nên cản trở việc mở rộng của lỗ vòi nhĩ để dẫn lưu dịch.
Một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tai giữa ở trẻ em là hít phải khói thuốc lá, bú bình hoặc do người chăm sóc.
Các bé trai thường bị nhiều hơn bé gái. Trẻ có bệnh sử gia đình bị viêm tai cũng dễ bị hơn so với những trẻ khác. Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em phổ biến hơn vào mùa đông, khi có nhiều người bị cảm và nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Dấu hiệu và triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa ở trẻ em có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng:
- Dịch trong tai giữa có thể đẩy căng màng nhĩ gây ra đau. Trẻ lớn có thể than phiền là bị đau tai, nhưng trẻ nhỏ hơn sẽ hay kéo mạnh tai hoặc dẫn cáu kỉnh và khóc nhiều hơn bình thường.
- Khi nằm, nhai hoặc mút làm thay đổi áp lực bên trong tai giữa làm cho đứa trẻ bị đau nhiều hơn, dẫn đến ăn kém hơn so với thường ngày và khó ngủ hơn.
- Khi dịch trong tai quá nhiều dẫn đến áp lực bên trong tai quá lớn có thể gây thủng màng nhĩ để giảm áp lực sau màng nhĩ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chảy mủ tai và khi đó người bệnh có cảm giác cơn đau đã giảm đi rất nhiều.
Việc tích tụ chất lỏng ở tai giữa sẽ làm cản trở âm thanh, dẫn đến những vấn đề tạm thời về khả năng nghe. Trẻ mắc bệnh có thể:
- Không phản ứng với âm thanh nhỏ
- Tăng âm lượng TV hoặc radio
- Lớn tiếng
- Thiếu tập trung khi đi học
Một số triệu chứng khác của viêm tai giữa ở trẻ em có thể bao gồm:
- Sốt
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Chóng mặt
Viêm tai thường liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên, nên viêm tai có thể thường đi kèm với các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, chảy nước mũi, ho…
Chẩn đoán và cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ em
Viêm tai giữa ở trẻ em có thể được chẩn đoán bằng ống soi tai, một loại dụng cụ nhỏ giống đèn pin để quan sát màng nhĩ.
Không có phác đồ diều trị chung hay duy nhất cho tất cả dạng viêm tai giữa ở trẻ em. Để quyết định điều trị như thế nào, bác sĩ sẽ cân nhắc việc điều trị dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:
- Dạng viêm tai, và mức độ viêm
- Bao lâu thì trẻ bị một lần?
- Bệnh kéo dài trong bao lâu?
- Tuổi của trẻ
Nhiều trường hợp viêm tai ở trẻ em có thể tự lành, nên các bác sĩ thường chọn cách "theo dõi và chờ " khi điều trị; bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau vài ngày cho trẻ trước khi sử dụng kháng sinh. Và có một lý do khác để bác sĩ cân nhắc sử dụng hướng điều trị này, là vì kháng sinh không hiệu quả trong một vài trường hợp:
- Viêm tai do virus.
- Nhiều dịch mủ không được dẫn lưu ra khỏi tai.
- Có thể có tác dụng phụ.
- Thường thì không có hiệu quả giảm đau trong 24 giờ đầu và chỉ có hiệu quả tối thiểu sau đó.
Mặt khác, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự phát triển của các dòng vi khuẩn kháng thuốc. Điều này khiến cho việc điều trị khó khăn hơn.
Khi nào thì cần sử dụng kháng sinh
Kháng sinh có thể là hướng điều trị đúng cho trẻ bị viêm tai nặng. Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh uống hằng ngày để ngăn viêm nhiễm trong tương lai. Trẻ nhỏ hoặc những trẻ bị nặng có thể phải cần kháng sinh ngay từ đầu.
Phương pháp điều trị "Theo dõi và chờ đợi" có thể không được áp dụng cho trẻ có một số vấn đề khác; ví dụ như là hở hàm ếch, một số bệnh di truyền như hội chứng Down, các bệnh tiềm ẩn như là rối loạn hệ miễn dịch hoặc là với những trẻ có tiền sử bệnh gần đây bị viêm tai giữa cấp.
Trẻ bị viêm tai thanh dịch dai dẳng (kéo dài hơn 3 tháng) phải tái khám sau từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, thường thì những trẻ đó không cần điều trị.
Cho dù có điều trị bằng kháng sinh hay không thì bạn vẫn có thể làm giảm các triệu chứng đau hoặc sốt bằng cách cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc nhỏ tai giảm đau cho trẻ miễn là màng nhĩ không bị thủng.
Một số trẻ, ví dụ như là trẻ gặp các vấn đề thính lực lâu dài hoặc chậm nói, sẽ cần được làm phẫu thuật ống tai (ear tube surgery). Một bác sĩ tai mũi họng sẽ làm phẫu thuật đặt một ống nhựa) vào màng nhĩ(gọi là ống thông màng nhĩ) . Điều này sẽ giúp chất lỏng thoát ra từ tai giữa và cho phép cân bằng áp suất trong tai vì lúc này vòi nhĩ không làm được điều đó.
Cách phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em
Một số yếu tố rủi ro gây ra viêm tai ở trẻ em là không thể tránh khỏi (ví dụ như tiền sử bệnh gia đình thường xuyên bị viêm tai), nhưng một lối sống phù hợp có thể bảo vệ trẻ:
- Cho trẻ sơ sinh bú mẹ ít nhất 6 tháng giúp giảm nguy cơ bị viêm tai. Nếu cho trẻ bú bình, giữ trẻ ở một góc hợp lý thay vì bỏ trẻ nằm tự bú.
- Tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá, điều này làm tăng tần suất và mức độ của các chứng viêm tai.
- Mặc dù không phải lúc nào cũng được, nhưng tốt nhất là nên hạn chế tối đa việc để trẻ với một nhóm lớn (ví dụ như nhà trẻ). Điều này có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi bị viêm đường hô hấp trên, vốn có thể dẫn đến viêm tai
- Cha mẹ và trẻ nhỏ nên rửa tay thường xuyên. Đây là một trong những cách quan trọng nhất để phòng ngừa sự lây truyền của vi mầm bệnh gây các chứng cảm lạnh, qua đó, ngăn chặn viêm tai.
- Đảm bảo trẻ chích ngừa đầy đủ vì một số loại vắc xin có khả năng ngăn bệnh viêm tai.
Lưu ý rằng các nghiên cứu đã chứng minh các loại thuốc trị cảm hoặc dị ứng (ví dụ như các loại kháng histamin hoặc các loại thông mũi) không giúp ngăn ngừa viêm tai.